Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao tốc độ tiêm vaccine COVID-19 trẻ em tại Campuchia cao đến kinh ngạc?

Kinh tế thế giới

27/09/2021 10:23

Theo báo Khmer Times, trong số 1,9 triệu trẻ từ 12-17 tuổi, có 1,5 triệu trẻ đã tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19 và nhiều em đã quay lại trường học.

Riêng đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, Campuchia đã tiêm chủng cho hơn 1,4 triệu em trong vòng 9 ngày, kể từ ngày 17/9. Con số này chiếm 75,12% tổng số trẻ em trong nhóm tuổi 6 đến 12 đủ điều kiện tiêm chủng.

Theo Reuters, Campuchia sử dụng vaccine của Sinovac và Sinopharm do Trung Quốc sản xuất, cùng với vaccine AstraZeneca của Anh, để tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi. Riêng trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tiêm vaccine Sinovac.

Thanh thiếu niên chần chừ không tiêm vaccine chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phần lớn những em không tiêm vaccine là do không biết địa điểm tiêm hoặc chính quyền địa phương tổ chức tiêm chưa tốt.

2021-05-13t151346z_987648278_rc23fn9u347j_rtrmadp_3_health-coronavirus-usa-vaccines-1-.jpg

Dù vậy một số địa phương ở Campuchia vẫn chưa mở cửa trường học do tình hình dịch còn phức tạp. Ổ dịch mới nhất là ở thành phố Siem Reap.

Các chợ truyền thống là nguồn gốc lây lan chính của dịch ở Siem Reap. Nhiều tài xế xe tải chở hàng từ Thái Lan đến Siem Reap tuy được xét nghiệm tại cửa khẩu nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho tiểu thương ở chợ.

Tiểu thương sau đó thành vật chủ của virus và lây nhiễm cho nhau, khách hàng và người thân trong gia đình. Kết quả là số ca mắc mới hằng ngày ở Siem Reap đã tăng vượt quá 200 ca.

Ngoài Campuchia, Malaysia cũng đang duy trì tiến độ tiêm vaccine COVID-19 ấn tượng. Tính đến ngày 25/9, Malaysia đã tiêm chủng đầy đủ cho 83,1% dân số trưởng thành, tương đương 19,4 triệu người.

93,6% dân số trưởng thành (21,9 triệu người) đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19. Khoảng 0,9% số trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi đã hoàn thành tiêm chủng.

Bộ Y tế Malaysia đã quyết định rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca từ 9 tuần xuống còn 6 tuần. Đây là lần thứ hai Bộ Y tế nước này quyết định rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm đối với loại vaccine này. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/10.

Còn tại Indonesia: tình trạng thiếu nhân viên y tế và những sai sót về hậu cần đang cản trở nỗ lực của Indonesia trong việc tiêm chủng COVID-19 cho người dân, dù đây là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á bắt đầu chương trình này.

Theo Bloomberg Vaccine Tracker, chỉ 17,9% trong số 270 triệu người Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, đứng sau hầu hết các nền kinh tế lớn trong khu vực. Khoảng 32% người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi, khiến quốc gia này nằm trong số bốn nước cuối cùng trong danh sách.

Tiến độ tiêm chủng chậm gây rủi ro cho những nỗ lực của Indonesia trong việc kiểm soát đại dịch và duy trì sự phục hồi mong manh của nền kinh tế trị giá 1,1 nghìn tỷ USD.

Một đợt bùng phát mới do biến thể Delta dễ lây lan hơn gây ra đã buộc chính phủ phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt nhất vào đầu quý 3, với các hạn chế giúp giảm số ca tử vong hàng tuần xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 4.

Theo trang thống kê worldometer, tính đến ngày 27/9 toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 232.575.067 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 4.761.430 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 321.105 và 4.800 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 209.188.993 người, 18.623.377 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 93.449 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 32.417 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (27.022 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (25.861 ca). Trong khi đó, Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 805 người chết; tiếp theo là Mexico (596 ca) và Iran (288 ca).

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ  đến nay là 43.750.920 người, trong đó có 706.313 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.678.243 ca nhiễm, bao gồm 447.225 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.351.972 ca bệnh và 594.443 ca tử vong.   

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement