Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao lương bác sĩ ở Mỹ cao ngất trời?

Sức khỏe

08/11/2023 09:01

Với chi phí giáo dục đắt đỏ và nhiều năm học hành, thực tập nghề, thật công bằng khi họ kiếm được một số tiền phù hợp cho tất cả những năm gắng sức.

Theo Hiệp hội các trường y tế Mỹ, trong một thập kỷ nữa nước Mỹ sẽ thiếu tới 124.000 bác sĩ. Đối với nhiều người Mỹ, tình trạng thiếu bác sĩ cũng như nhân viên y tế đang diễn ra khi các nhà thuốc dần đóng cửa, và cuộc đình công của các công đoàn liên tục diễn ra.

Hơn 100 triệu người sinh sống ở các khu vực nông thôn hay các bang xa xôi không có đủ bác sĩ chăm sóc cơ sở. Đối với sức khỏe tâm thần, mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn khi một nửa số người Mỹ sống ở khu vực thiếu chuyên gia về mảng này. 

Khi dân số tăng lên, nhu cầu chăm sóc y tế cũng theo đà phát triển, nhưng nhóm bác sĩ lại đến tuổi nghỉ hưu. 

Theo Leapscholar, các bác sĩ là những chuyên gia có học thức, xứng đáng được nhận khoản thu nhập cao cho công việc của họ. Tuy nhiên, có nhiều mức lương khác nhau trong lĩnh vực y tùy thuộc vào chuyên ngành và một số yếu tố khác như vị trí và kinh nghiệm.

Đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến các nhân viên y tế trên toàn cầu. Các y bác sĩ bị ảnh hưởng thu nhập và đối mặt với tình trạng làm việc quá sức do thiếu người. Tín hiệu khả quan cho thấy mức lương trung bình của các bác sĩ ở Mỹ đang tăng trở lại nhưng mức thay đổi dựa trên các yếu tố như chuyên môn, giới tính, địa lý.

Tại sao nghề bác sĩ ở Mỹ có thu nhập cao nhưng vẫn thiếu?  - Ảnh 1.

Một hệ thống đào tạo được quản lý yếu kém đã làm giảm nguồn cung cấp y tế. Ảnh: getty images

Jesse Ehrenfeld, bác sĩ và chủ tịch Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết: "Phần lớn các bác sĩ sẽ không khuyến khích con cháu họ theo học ngành chăm sóc sức khỏe. Người ta đã mất đi niềm vui trong nghề".

Tuy nhiên, có một lời giải thích khác cho tình trạng thiếu bác sĩ, liên quan đến quá trình đào tạo nghề và Hiệp hội Y khoa Mỹ đã góp phần tạo ra nó. Việc đào tạo một bác sĩ ở Mỹ mất nhiều thời gian hơn ở hầu hết các nước khác và nhiều người đã bỏ cuộc trong quá trình đào tạo. 

Thông thường các trường y tại Mỹ đòi hỏi sinh viên nộp đơn xin học phải hoàn thành chương trình dự bị (pre-med) tại các trường đại học (ĐH). Chương trình dự bị thường kéo dài ba năm, trong đó sinh viên phải học các môn khoa học cơ bản như sinh học, hóa học, hóa học hữu cơ, vật lý học… Sau đó sinh viên phải vượt qua kỳ thi MCAT (Medical College Admission Test) cực kỳ gắt gao mới có thể nộp đơn vào xin học tại các trường y.

Trên nguyên tắc, sinh viên không cần phải có bằng ĐH để nộp đơn xin vào trường y, tuy nhiên đa số sinh viên vào học trường y đều có bằng ĐH bốn năm do học chương trình pre-med song song với ngành học chính ở trường đại học. 

Các trường y tại Mỹ đều đặt ra tiêu chuẩn rất cao để nhận sinh viên. Ngoài việc hoàn thành chương trình pre-med và đạt điểm MCAT cao, sinh viên còn phải viết luận văn, có thư giới thiệu từ một khoa chuyên ngành khoa học của trường ĐH họ đã học, và phải trải qua các vòng phỏng vấn ngặt nghèo.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ Mỹ phải hoàn thành chương trình nội trú, có thể kéo dài từ 3-7 năm. Sau đó mới có thể đào tạo chuyên sâu hơn nữa. Như vậy, một sinh viên ngành y Mỹ phải học tập ròng rã trong 11-15 năm để trở thành một bác sĩ có giấy phép hành nghề. 

Tại sao nghề bác sĩ ở Mỹ có thu nhập cao nhưng vẫn thiếu?  - Ảnh 2.

Mức lương của bác sĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ vị trí, chuyên môn y tế và kinh nghiệm. Nó cũng bị trì trệ do các vấn đề như làm việc quá sức, kiệt sức và thiếu nhân lực. Ảnh: forbes

Do chương trình học rất nặng, các sinh viên hoàn toàn không có thời gian đi làm thêm để bù tiền học phí. Phần lớn sinh viên phải vay tiền từ chính phủ hoặc các tổ chức tư nhân. Trung bình mỗi sinh viên ngành y Mỹ nợ tới 170.000 USD, thậm chí nhiều sinh viên nợ tới 250.000 USD sau khi ra trường.

Lương bác sĩ Mỹ thật sự sau khi làm xong nội trú hoặc chuyên khoa sâu từ 200.000 - 440.000 USD/năm tuỳ chuyên khoa và kinh nghiệm. Sau 3-7 năm làm nội trú cực khổ cộng thêm 2-4 năm nghiên cứu nếu là bác sĩ chuyên khoa sâu, các bác sĩ mới được hưởng lương thực thụ.

Bất chấp sự thiếu hụt, các bác sĩ được đào tạo ở nước ngoài vẫn phải tham gia kỳ thi và hoàn thành chương trình nội trú ở hầu hết các bang bất kể số năm kinh nghiệm của họ.

Để đối phó với tình trạng thiếu bác sĩ nhân tạo này, một loại bằng y khoa mới đã trở nên phổ biến là bác sĩ vật lý trị liệu. Ngày nay có 41 trường được cấp phép đào tạo trên toàn nước Mỹ. 

Và không chỉ là nghề luôn nằm trong danh mục có thu nhập cao nhất, nghề y tại Mỹ cũng là một trong những ngành nghề chịu áp lực công việc cực lớn. Bởi khác với phần lớn hệ thống y tế các quốc gia khác, những người hành nghề y tại Mỹ chịu sự quản lý khắt khe của chính quyền và sự đánh giá trực tiếp từ bệnh nhân.

Y tá và trợ lý bác sĩ thường được giao những trách nhiệm như viết đơn thuốc, đó vốn là việc của các bác sĩ. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu hụt vẫn tiếp diễn như hiện nay, thì không có cách nào khác để làm việc đó cả. 

(Nguồn: Economist)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement