Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sốt xuất huyết càn quét châu Á do thời tiết nóng hơn và ẩm ướt hơn

Sức khỏe

15/11/2023 07:14

Nhiệt độ “cực kỳ nóng” và ẩm ướt hơn trong năm 2023 có thể là thủ phạm khiến số ca sốt xuất huyết tăng vọt trên toàn thế giới.

Số ca sốt xuất huyết đang gia tăng trên khắp các khu vực ở châu Á, do biến đổi khí hậu và thời tiết mưa bất thường, với số người chết ở Bangladesh trong năm nay lên tới hơn 1.000 người.

Số ca nhiễm tăng khoảng 200% trong năm ở Thái Lan và Campuchia, trong khi Đài Loan đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng. Sự bùng phát có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của họ sau đại dịch COVID-19.

Theo UNICEF, tổng cộng có 206.288 ca sốt xuất huyết được ghi nhận ở Bangladesh từ tháng 1 đến ngày 1/10. Con số tử vong cao kỷ lục 1.006 người gần như gấp bốn lần tổng số của cả năm ngoái. Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống chiếm 18% số ca nhiễm và 11% số ca tử vong.

Các đợt bùng phát ở Bangladesh, vốn thường xảy ra ở các khu đô thị đông dân cư, nay đã lan rộng khắp cả nước trong năm nay. Nhiễm virus do muỗi truyền cũng đang lây lan trong các trại tị nạn dành cho người thiểu số Hồi giáo Rohingya ở Myanmar, những người đã trốn sang Bangladesh khi các trại này phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế và giường bệnh thường xuyên.

Sốt xuất huyết càn quét châu Á do thời tiết nóng hơn và ẩm ướt hơn- Ảnh 1.

Bangladesh chứng kiến dịch sốt xuất huyết bắt đầu bùng phát vào cuối tháng 4 năm nay, sớm hơn nhiều tháng so với thường lệ. Ảnh: Reuters

Sốt xuất huyết có các triệu chứng bao gồm sốt đột ngột và nhức đầu, có thể gây tử vong.

Các ca bệnh ở Bangladesh thường gia tăng trong mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng làn sóng năm nay bắt đầu vào cuối tháng 4. Thời tiết ấm áp bất thường và lượng mưa lớn đã tạo môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sản.

Sốt xuất huyết từng được coi là một căn bệnh lưu hành chủ yếu giới hạn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, các ca nhiễm bệnh đã được xác nhận ở nhiều khu vực trong những năm gần đây, bao gồm cả Nhật Bản trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 4,2 triệu trường hợp được báo cáo trên toàn cầu vào năm 2022, gấp 8 lần so với năm 2000.

Một số chuyên gia cho rằng kiểu thời tiết El Nino, làm tăng nhiệt độ mặt nước biển ngoài khơi Peru, đang góp phần gây ra số ca nhiễm kỷ lục trong năm nay.

Tại Đông Nam Á, nơi hứng chịu đợt nắng nóng lan rộng, Thái Lan có khoảng 127.000 ca nhiễm bệnh từ tháng 1 đến đầu tháng 11, gấp 3,4 lần con số của năm trước. Số ca nhiễm ở Malaysia tăng gấp đôi lên khoảng 100.000.

Tại Việt Nam, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua (từ ngày 3/11 đến hết ngày 9/11) ghi nhận giảm nhẹ so với tuần trước đó, nhưng vẫn ở mức cao.

Tính từ đầu năm 2023 đến hết ngày 9/11, Hà Nội ghi nhận 31.013 ca mắc sốt xuất huyết (trong đó có 4 ca tử vong). CDC Hà Nội cho biết, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 2.530 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã; giảm 60 ca so với tuần trước đó (2.590/0).

Cơ quan y tế đã cảnh báo các bệnh viện vào tháng 10 phải thực hiện các biện pháp chống muỗi.

Các quốc gia ở các nơi khác trên thế giới cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát ở Đông Nam Á. Khi mọi người tiếp tục đi du lịch sau thời gian suy thoái do dịch COVID-19, họ có thể mang bệnh đến những nơi khác.

Sốt xuất huyết càn quét châu Á do thời tiết nóng hơn và ẩm ướt hơn- Ảnh 2.

Chiến dịch nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết tại một trung tâm mua sắm ở Bangkok. Ảnh: Nikkei

Đài Loan đã chứng kiến đợt bùng phát sốt xuất huyết quy mô lớn kể từ tháng 6, chủ yếu ở miền Nam. Theo Bộ Y tế của hòn đảo, tính đến ngày 6/11, 21.900 người đã bị nhiễm bệnh trong năm nay. Đây đánh dấu đợt bùng phát lớn thứ hai ở Đài Loan trong 10 năm qua, sau hơn 40.000 ca nhiễm được ghi nhận trong cả năm 2015.

Đài Loan đã không bùng phát dịch sốt xuất huyết quy mô lớn kể từ năm 2016 và chỉ có khoảng 20 ca nhiễm trùng vào năm 2022. Nhiệt độ cao bất thường trong năm nay và việc các chuyến du lịch đến và đi từ nước ngoài được nối lại trên quy mô lớn vào mùa thu năm ngoái được cho là một yếu tố.

Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hsueh Jui-yuan nói với Viện Lập pháp vào ngày 6/11: "Mặc dù đỉnh điểm dường như đã qua nhưng số ca lây nhiễm không giảm nhanh như mong đợi", ông nói.

Vaccine sốt xuất huyết do Công ty Dược phẩm Takeda của Nhật Bản phát triển đã được phê duyệt ở Thái Lan, Indonesia, Liên minh Châu Âu và các nơi khác, nhưng phần lớn thế giới vẫn chưa có khả năng tiếp cận vaccine. Tránh muỗi đốt vẫn là phương pháp phòng ngừa chính.

Chính phủ Thái Lan công bố kết quả của một cuộc khảo sát hôm 12/11 cho thấy các cơ sở tôn giáo, hầu hết là các ngôi chùa Phật giáo, là những điểm có nhiều khả năng bị muỗi xâm nhập nhất ở nước này.

Lễ hội Loy Krathong của Thái Lan diễn ra vào cuối tháng 11, vốn được du khách nước ngoài ưa chuộng, có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm gia tăng. Cơ quan y tế đã đưa ra cảnh báo về việc loại bỏ các vũng nước để ngăn chặn muỗi sinh sản.

(Nguồn: Nikkei)

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement