Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh giác sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn

Sức khỏe

29/11/2023 11:32

Sốt siêu vi là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, xảy ra rải rác trong năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hầu hết trong số đó không nguy hiểm và tự hồi phục, nhưng một số có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là tình trạng bệnh gây sốt do nhiễm các loại virus (siêu vi trùng) gây nên. Virus có kích thước vô cùng nhỏ, cấu trúc đơn giản, có thể xâm nhập và phát triển trong cơ thể và gây bệnh.

Có rất nhiều các loại virus có thể gây nên sốt siêu vi, nhưng thường gặp nhất là nhóm các loại virus đường hô hấp với khoảng hơn 200 loại có thể gây bệnh, đại diện của nhóm này có thể kể đến như: RSV (Respiratory Syncytial Virus, virus hợp bào hô hấp), Adenovirus, Rhinovirus.

Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thất thường đặc biệt trong khoảng thời gian giao mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát sinh và gây bệnh, trong đó điển hình là sốt virus

Cảnh giác sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn- Ảnh 1.

Sốt siêu vi là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp

Nếu được điều trị tích cực, sốt virus sẽ nhanh chóng thuyên giảm và tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Nhưng nếu chủ quan, hoặc ở người có hệ miễn dịch yếu, sốt virus có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Sốt virus lây truyền như thế nào?

Sốt siêu vi dễ dàng lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, qua các hoạt động giao tiếp nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch mũi của bệnh nhân, sử dụng chung dụng cụ cá nhân, ăn uống. Hầu hết, virus lây nhiễm qua dịch tiết bắn ra từ người bị nhiễm khi hắt hơi, nói chuyện, ho.

Một số ít trường hợp sốt virus lây truyền qua đường máu khi tiêm chích, quan hệ tình dục hoặc lây từ mẹ sang con lúc sinh.

Virus rất dễ lây lan và gây bệnh nặng hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già có hệ miễn dịch kém. Bệnh thường dễ lây lan và bùng phát thành dịch, do đó việc phòng ngừa và ngăn lây nhiễm rất quan trọng. 

Người lớn cần lưu ý khi có biểu hiện bệnh không tiếp xúc gần với trẻ em, không hôn, thơm má trẻ. Nếu trẻ nhỏ bị bệnh cần cho bé nghỉ học, tránh tới nơi đông người gây lây lan cho mọi người.

Cảnh giác sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn- Ảnh 2.

Sốt virus thường lây nhiễm qua dịch tiết bắn ra từ người bị nhiễm khi hắt hơi

Các biểu hiện của sốt siêu vi

Khi bệnh mới khởi phát, dấu hiệu sốt siêu vi thường sẽ là:

  • Sốt cao (39 - 40 độ C, thậm chí là 41 độ)
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
  • Rát họng, sưng đỏ họng, ho khan
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi
  • Chảy nước mắt, đỏ kết mạc, đau nhức hốc mắt
  • Nổi hạch vùng cổ
  • Phát ban, thường xảy ra sau triệu chứng sốt

Tùy thuộc vào từng loại virus gây bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau. Nhiều trường hợp dấu hiệu sốt siêu vi có thể biến mất chỉ sau 1 tuần nhưng tình trạng mệt mỏi, ho thì có khi sẽ kéo dài đến vài tuần sau đó.

Nhìn chung sốt virus triệu chứng khá giống với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, tình trạng sốt ở sốt virus sẽ kéo dài ngày hơn. Cơ thể mệt mỏi hơn nhiều lần. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng cơ bản như trên, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám chữa kịp thời.

Thông thường những trường hợp sốt siêu vi triệu chứng sẽ tự thuyên giảm sau 1 - 2 tuần. Nhưng đôi khi có những bệnh nhân phải trải qua các biến chứng nguy hiểm như suy gan, suy thận, viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm màng não, viêm gan, sốc nhiễm trùng, mất nước, suy đa tạng, sốt hô hấp, mê sảng, xuất hiện ảo giác, co giật, hôn mê hay nhiễm trùng huyết,... nặng nhất là tử vong.

Làm gì khi bị sốt siêu vi?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt virus, các loại thuốc điều trị sử dụng chủ yếu để điều trị triệu chứng, giảm khó chịu, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Biểu hiện đặc trưng của sốt virus là sốt cao, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể và các triệu chứng bệnh. Nếu đang thắc mắc sốt virus có bị lại không thì câu trả lời là hoàn toàn có khả năng sốt đi sốt lại ở người lớn và trẻ em.

Nếu nhiệt độ quá cao, kèm theo triệu chứng nặng cần sớm đi khám và điều trị tại cơ sở y tế. Đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần đo nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Đồng thời sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C

Trong thời gian bệnh, cần tập trung vào việc hỗ trợ điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, bù nước và các chất vitamin cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng.

Cảnh giác sốt siêu vi ở trẻ em và người lớn- Ảnh 3.

Giàu chất điện giải và glucose, nước dừa là thứ bạn nên uống khi bị sốt siêu vi. Không chỉ ngọt ngào và ngon miệng, kali trong nước dừa giúp lấy lại năng lượng cực tốt khi bạn cảm thấy ốm yếu. Ngoài ra, nó cũng chứa chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe chúng ta.

Cần lưu ý là thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả trong điều trị sốt siêu vi do virus gây nên. Thay vào đó chỉ khi nào xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát thì mới cần dùng đến thuốc kháng sinh. Vì vậy người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng loại thuốc này khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Cách phòng ngừa sốt siêu vi

Để phòng ngừa sốt siêu vi, bạn có thể thực hiện các biện pháp và thói quen vệ sinh cá nhân sau đây:

  • Nếu trẻ bị nhiễm virus cần được nghỉ học để tránh lây truyền ra cộng đồng.
  • Tăng sức đề kháng bằng việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, các loại vitamin từ hoa quả, trái cây.
  • Giữ gìn vệ sinh, lau chùi nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân như: Rửa tay trước khi ăn, không cho trẻ ngậm tay.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu sốt virus ở trẻ em như ho, sổ mũi, sốt cao...cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị.

Sốt siêu vi không nên kiêng tắm. Bệnh nhân vẫn cần vệ sinh cá nhân, tuy nhiên, có một điều đặc biệt lưu ý là phải tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Sau khi tắm, tuyệt đối giữ ấm cho cơ thể, bằng cách mặc áo quần dài tay, mang tất vớ. Tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.

Việc tắm bằng nước ấm không chỉ giúp cơ thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh, mà còn giúp giãn các mạch máu ngoại vi, máu dễ dàng lưu thông hơn, cơ thể đỡ nhức mỏi. Không chỉ vậy, nó còn giúp cơ thể giảm sốt và tránh gây co giật khi mắc bệnh sốt siêu vi.

Nếu còn lo ngại về tắm sẽ làm cho căn bệnh nặng thêm, bạn có thể dùng khăn để lau. Việc lau toàn thân bằng khăn với nước ấm không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn giúp cơ thể tránh bị nhiễm lạnh.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement