Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau khi được nới room, nhiều ngân hàng tung gói cho vay ưu đãi để 'cứu' doanh nghiệp

Ngân hàng

21/12/2022 15:35

Sau khi được nới room tín dụng, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng triển khai các chương trình ưu đãi để đưa vốn ra nền kinh tế. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 20 tổ chức tín dụng đã công bố công khai các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng (TCTD) đã tích cực, chủ động có giải pháp hỗ trợ riêng đối với doanh nghiệp ở một số lĩnh vực như: doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp phát triển xanh. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 20 TCTD đã công bố công khai các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi.

TPBank cho biết, vừa triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng dành cho các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, xuất khẩu, phát triển xanh, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, khách hàng có sử dụng đa dịch vụ của ngân hàng... Mức ưu đãi lãi suất tùy thuộc sẽ được giảm 1,5% - 2% so với lãi suất thông thường. Với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được giảm thêm 0,2% so với mức ưu đãi trên.

Nhiều ngân hàng tung gói cho vay ưu đãi 'cứu' doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tương tự, ACB cũng chuẩn bị một hạn mức tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm 1%/năm để giải ngân cho các khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp.

ABBank đã triển khai Chương trình "Hưởng vay ưu đãi - Vững lái kinh doanh" với lãi suất ưu đãi 5,5%/năm dành riêng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng VND phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, với tổng hạn mức 350 tỷ đồng.

Không chỉ các ngân hàng TMCP, các "ông lớn" ngân hàng có vốn nhà nước cũng công bố gói tín dụng ưu đãi lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đơn cử, Vietcombank dành riêng gói tín dụng quy mô lên đến 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm 1% cho khách hàng; còn Agribank dành quy mô dư nợ khoảng 1 triệu tỷ đồng để giảm 20% trên mức lãi suất khách hàng đang vay.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), trong những tháng cuối năm, nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng cao trong khi nguồn tiền rất hạn hẹp vì khó huy động được vốn từ phát hành trái phiếu, thậm chí còn phải mua trái phiếu trước hạn. Do đó, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

"Để hỗ trợ nền kinh tế sau khi NHNN nới room tín dụng và có giải pháp hỗ trợ thanh khoản, nhiều ngân hàng đã cam kết giảm lãi suất cho vay trong các tháng cuối năm 2022. Dòng vốn cũng được định hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ", ông Hùng cho hay, theo Vnbusiness.

Trước đó, ngày 12/12/2022 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện 1156/CĐ-TTg về cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp kịp thời, hiệu quả, chỉ đạo các ngân hàng thương mại: Xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện chương trình.

Rà soát, tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa chủ động giảm lãi suất cho vay, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng hoạt động công khai, minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu; xây dựng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân), nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, theo chinhphu.vn.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý nhà nước, chống sở hữu chéo, các hoạt động không lành mạnh, không đúng hướng, trục lợi chính sách.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement