Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sản lượng cà phê thế giới được dự báo tăng gần 5% trong năm 2022

Giá cả hàng hóa

29/06/2022 07:54

Thị trường nông sản hôm nay 29/6 ghi nhận giá cao su, cà phê trên thị trường trong nước và thế giới phục hồi trong khi giá hồ tiêu giảm nhẹ.

Hợp đồng tương lai của cà phê thế giới biến động trái chiều

Giá hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.100 đồng/kg, giá thấp nhất là tại tỉnh Lâm Đồng: 42.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum: 43.000 đồng/kg, giá cà phê giao tại cảng TP.HCM:  47.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 29/6: Giá cà phê, cao su phục hồi, hồ tiêu giảm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 233,56 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 255,74 trong thời gian 12 tháng.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 17 USD/tấn ở mức 2.044 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 4 USD/tấn ở mức 2.040 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 0,6 cent/lb, ở mức 226 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 1,15 cent/lb, ở mức 222,1 cent/lb.

Trong báo cáo hai năm một lần dự báo sản lượng cà phê toàn cầu năm 2022/23 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên 174,95 triệu bao, chủ yếu do vụ cà phê arabica của Brazil bước vào năm đúng của chu kỳ sản xuất hai năm một lần. 

Tuy nhiên, lo ngại rằng tình trạng khô quá mức ở nhà sản xuất hàng đầu Brazil có thể dẫn đến năng suất cà phê thấp hơn có thể hạn chế đà giảm của giá cà phê. Trong khi đó, các kho dự trữ được ICE chứng nhận lại giảm xuống 951.000 bao, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2000.

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 889 nghìn tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 24,2% về lượng và tăng 54% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam. Tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường này tuy bị giảm về khối lượng, nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là nhờ giá cà phê xuất khẩu sang thị trường này tăng cao.

Dù xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 được dự báo tăng trưởng tốt, nhưng các doanh đang gặp khó khăn với giá cước vận chuyển và nhiều chi phí khác không ngừng tăng cao. Trong khi, mức giá không có nhiều biến động và lượng cung cà phê trong nước còn nhiều.

Giá tiêu giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 29/6: Giá cà phê, cao su phục hồi, hồ tiêu giảm - Ảnh 2.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ tiếp tục giảm. Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 1%, từ 6.257 xuống 6.219 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng, từ 6.513 xuống 6.475 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu ổn định sau nhiều phiên giảm trước đó. Tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 4.781 - 4.785 USD/tấn.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước chỉ có giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc ghi nhận sự gia tăng. Trong khi đó, giá tiêu nội địa Việt Nam cho thấy chiều hướng giảm.

Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 3%, từ 3.178 xuống 3.097 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 4%, từ 4.839 xuống 4.624 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh tăng 1%, từ 3.700 lên 3.740 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP. Hồ Chí Minh tăng 1%, từ 5.750 lên 5.790 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tiếp tục giảm trong tuần này do đồng Rupial Indonesia giảm 1% so với USD (14.836 IDR/USD) và các nhà xuất khẩu cũng như thương lái khó tiếp cận nguồn hàng từ nông dân.

Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và thị trường quốc tế ổn định từ giữa tháng 5/2022.

Nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong những tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng tăng, bất chấp lạm phát của nước này đang ở mức cao nhất 40 năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu với giá trị gần 142,3 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, 74% lượng hồ tiêu nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay được cung cấp bởi các nhà cung cấp Việt Nam, đạt 21.170 tấn, tăng mạnh 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nhập khẩu tiêu của Mỹ từ một số nhà cung cấp khác lại giảm mạnh như Brazil giảm 32,9%, Indonesia giảm 45,7%...

Thị trường cao su phục hồi

Giá cao su hôm nay giảm toàn thị trường châu Á. Nhu cầu cao su Trung Quốc làm tăng hi vọng phục hồi trên thị trường.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm nhẹ xuống mức 257,3 JPY/kg, giảm nhẹ 0,8 yên, tương đương 0,31%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm nhẹ 50 CNY, ghi nhận 12.655 CNY/tấn, tương đương 0,39%.

Thị trường nông sản 29/6: Giá cà phê, cao su phục hồi, hồ tiêu giảm - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 275,37 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 292,14 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm nhẹ do số liệu sản xuất trong nước đi xuống trong khi doanh số bán lẻ ô tô mạnh mẽ từ Trung Quốc làm tăng hy vọng phục hồi nhu cầu.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Malaysia, chiếm 39,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia; tiếp đến là Mỹ chiếm 11,3%; Phần Lan chiếm 4,5%; Ai Cập chiếm 3,2% và Iran chiếm 2,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của Malaysia trong tháng 4/2022.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu được 105,05 nghìn tấn mủ cao su, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cao su tự nhiên kỳ hạn chạm đáy quanh mốc 250 JPY / kg, rời xa mức đỉnh trong hơn hai tháng là 270 JPY trong bối cảnh lo ngại kéo dài về suy thoái toàn cầu sau khi Mỹ và một số nước châu Âu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao ngất trời. 

Hoạt động kinh tế chậm lại ở Trung Quốc trong bối cảnh bùng phát virus coronavirus dai dẳng cũng làm giảm nhu cầu từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, việc phục hồi nguồn cung cao su từ các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam đã giúp hạn chế giá cả. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 87 tấn xuống khoảng 7.455 tấn, trong khi tại Thượng Hải INE giảm 6.734 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Shanghai SHFE tăng 1.402 tấn. 

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement