Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Panama tích cực hỗ trợ nông dân trồng cà phê

Chính sách - Hạ tầng

27/01/2024 08:05

Một chương trình khuyến khích dành cho nông dân trồng cà phê ở Panama gần đây đã phải hứng chịu một đợt hạn hán lớn làm cản trở dòng chảy thương mại.

Chương trình kéo dài 15 năm này nhằm mục đích làm chậm lại những thiệt hại tích lũy về môi trường, bao gồm xói mòn đất và ô nhiễm các con sông địa phương, vốn góp phần làm mực nước kênh giảm xuống kỷ lục trong năm ngoái. 

Đồng thời, nó cho phép nông dân mở rộng diện tích trồng và thậm chí tiếp cận được mức giá cao hơn cho hạt cà phê Robusta mà họ sản xuất.

Là một quốc gia xích đạo nằm dọc theo Vành đai Cà phê, Panama có khí hậu vô cùng lý tưởng để canh tác giống cây trồng này. Theo số liệu của USDA, hơn 80% cà phê được trồng ở Panama là Arabica, trong khi 20% còn lại là Robusta.

Panama tích cực hỗ trợ nông dân trồng cà phê - Ảnh 1.

hững quả cà phê được nhìn thấy tại lưu vực thủy văn của Kênh đào Panama, như một phần trong dự án của Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) nhằm tránh xói mòn đất, ở Ciricito, Capira, Panama, ngày 19/1/2024. Ảnh: Reuters

Robusta chủ yếu được trồng ở các vùng có độ cao thấp, bao gồm Cocle, Panama Oeste, Colón, Veraguas, Herrera, Los Santos, Bocas del Toro, Panama Este và Darien. Ở vùng cao nguyên miền núi của tỉnh Chiriquí cung cấp những điều kiện hoàn hảo cho cây arabica sinh trưởng. Có lẽ nổi tiếng nhất là thị trấn miền núi Boquete với chất lượng arabica vượt trội, một phần nhờ vào độ cao từ 1.000 đến 2.800 mét so với mực nước biển.

Cà phê trồng ở Chiriquí chủ yếu được xuất khẩu, trong khi cà phê robusta trồng ở các khu vực thấp hơn của Panama chủ yếu được trồng để tiêu thụ nội địa.

Cho đến nay, Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) đã chi 32 triệu USD cho chương trình này, nhằm đào tạo nông dân trồng cà phê áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường hơn cũng như giúp họ tiếp cận các chứng nhận mang lại giá trị cao hơn cho hạt cà phê của họ.

Panama tích cực hỗ trợ nông dân trồng cà phê - Ảnh 2.

Những hạt cà phê ở Ciricito, Capira, Panama, vào ngày 19/1/2024. Ảnh: Reuters

Roberto Benitez, người đứng đầu một nhóm trồng cà phê địa phương cho biết: "Kế hoạch này cải thiện nền kinh tế của chúng tôi và giúp ích cho khí hậu. Chúng tôi có thể bảo vệ các dòng sông và giúp kênh đào đối phó tốt hơn với hạn hán".

Khoảng 1.700 nông dân địa phương được hưởng lợi từ sáng kiến này.

Trong vụ thu hoạch cà phê vừa qua, khoảng 10.600 bao cà phê Robusta nặng 60kg đã được thu hoạch ở khu vực Capira, nơi sinh sống của nhiều nông dân tham gia chương trình, nằm trên lưu vực phía Tây của kênh đào.

Các chuyên gia ghi nhận dự án này đã giúp làm chậm thiệt hại đối với các nguồn nước mặt quan trọng đối với hoạt động của kênh, nơi vận chuyển khoảng 5% thương mại toàn cầu qua đây, vào thời điểm ACP buộc phải giảm lượng giao hàng do hạn hán nghiêm trọng. 

Trong tương lai, thách thức lớn nhất đối với ngành cà phê Panama là tiếp tục đổi mới. Tuy nhiên, đồng thời cũng cần phải tiếp tục tăng tiêu thụ nội bộ và thúc đẩy người tiêu dùng cà phê Panama trở thành "đại sứ" cho chất lượng cà phê được trồng tại đất nước của họ.

Panama tích cực hỗ trợ nông dân trồng cà phê - Ảnh 3.

Một người đàn ông kiểm tra cây cà phê trong nhà kính ở lưu vực thủy văn của Kênh đào Panama, như một phần dự án của Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama (ACP) nhằm tránh xói mòn đất, ở Ciricito, Capira, Panama, ngày 19/1/2024. Ảnh: Reuters

Người đứng đầu ACP Ricaurte Vasquez cũng ca ngợi những người nông dân, cho rằng họ làm cho tuyến đường thủy xuyên đại dương trở nên kiên cường hơn trước cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Ông nói: "Trong khi họ nỗ lực tối ưu hóa hoạt động của mình, họ cũng đang làm rất tốt việc bảo vệ nguồn nước cho người dân cũng như đảm bảo hoạt động của kênh đào".

Tại Panama, trước năm 2000, nhu cầu tiêu thụ cà phê đặc sản ở Panama rất ít. Tuy nhiên, trên đà thay đổi về mặt cấu trúc sản xuất, nhiều cửa hàng cà phê đặc sản dần xuất hiện nhiều hơn ở khắp đất nước, phản ảnh rõ rệt tình hình cung cầu tại quốc gia này. Bên cạnh đó, có ngày càng nhiều cơ hội tiếp cận, chia sẻ và học hỏi ở Panama, cho phép người tiêu dùng nâng cao kiến thức và thị hiếu của họ.

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng, nhu cầu sử dụng cà phê Panama ở quy mô thế giới cũng được nâng cao đáng kể. Các nhà rang xay, các đơn vị mua bán và cung ứng cà phê Đặc sản trên thế giới luôn ở tình trạng khan hiếm và tìm kiếm nguồn hàng chất lượng khắp nơi.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement