Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kênh đào Panama bị tác động mạnh từ chiến tranh thương mại?

Phân tích

15/09/2018 22:14

Nếu chiến tranh thương mại leo thang căng thẳng sẽ làm giảm đáng kể số lượng tàu từ Trung Quốc và Mỹ qua Kênh Panama.

Nhưng bù lại số lượng tàu sẽ tăng mạnh do xuất khẩu ngũ cốc từ phía bắc Brazil, người đứng đầu tổ chức vận hành đường thủy cho biết.

Screen Shot 2018-09-15 at 9.36.25 PM
Tàu chở hàng CMA CGM T. Roosevelt của Anh tại Kênh đào Panama, ở ngoại ô Thành phố Panama.

Kênh đào Panama là tuyến đường vận chuyển thiết yếu giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đây cũng là nguồn thu lớn cho quốc gia Trung Mỹ.

"Hầu hết hàng hóa đi qua Kênh đào Panama đến hoặc đi sang Hoa Kỳ và Trung Quốc", Giám đốc Cơ quan quản lý Kênh đào Panama Jorge Quijano cho biết.“Căng thẳng giữa hai cường quốc đang ảnh hưởng đến phương thức vận chuyển bằng đường thủy theo bất kỳ hướng nào.”

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị đánh thuế vào 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, đã làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, Quijano cho biết ông dự kiến ​​lượng hàng rời lớn hơn từ Brazil, nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới, sẽ thúc đẩy lưu lượng kênh.

Đậu nành Brazil trước đây được vận chuyển qua Đại Tây Dương và Ấn Độ, nhưng nông dân ở bang Mato Grosso đầu năm nay đã chuyển sang vận chuyển hàng qua kênh này, để tìm cách cắt giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng ngũ cốc sử dụng đường thủy qua các cảng phía bắc Brazil.

Nhu cầu mới về khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ (LNG) ở các nước bao gồm Nhật Bản và Mexico cũng có thể bù đắp cho số lượng tàu Trung Quốc bị giảm đi do chiến tranh, Quijano nói thêm: “Kênh đã tiến hành nhiều biện pháp để giảm thấp nhất ảnh hưởng từ cuộc chiến này.”

Đại diện Kênh đào Panama không cho biết về khối lượng tàu vận chuyển qua đây. Nhưng 9 tháng đầu năm 2017, nó đã xử lý kỷ lục 403,8 triệu tấn hàng, bao gồm 143 triệu tấn tàu container và 79 triệu tấn hàng rời.

Theo ông Quijano, Brazil và Argentina đã chiếm thị phần lớn ngũ cốc châu Á, đây là nguyên nhân giảm lượng tàu di chuyển qua kênh trong vài tháng đầu năm 2018.Để bù lại điều đó, Panama cần thuyết phục các nhà xuất khẩu Brazil sử dụng kênh đào này, Quijano nói.

Khoảng 2 triệu tấn đậu tương của Brazil đã đi qua kênh đào vào năm ngoái, trong tổng lượng xuất khẩu đậu nành hàng năm khoảng 60 triệu tấn, theo số liệu của Brazil.

Đối với xuất khẩu LNG, gần 90% đi qua kênh đến từ Hoa Kỳ, theo số liệu từ Cơ quan Kênh đào Panama.“Nếu Trung Quốc cuối cùng nhập khẩu ít LNG từ Hoa Kỳ, chúng ta sẽ thấy nhiều hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Mexico, sẽ bù đắp”, Quijano nói.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement