Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NHNN ra dự thảo Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp khó khăn

Ngân hàng

21/04/2023 09:59

Doanh nghiệp có thể được ngân hàng lùi hạn trả nợ, không bị chuyển nhóm nợ đến hết 31/12 năm nay. Đây có thể là lần thứ 2 Ngân hàng Nhà nước cho phép giữ nguyên nhóm nợ với một số khách vay.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư cho phép ngân hàng cơ cấu lại hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Theo dự thảo lần này, ngân hàng thương mại được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản vay, dựa trên đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, việc cơ cấu nợ phải đáp ứng nhiều điều kiện.

Khoản nợ này phải phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nghĩa vụ trả gốc hoặc lãi cũng phải phát sinh từ ngày Thông tư có hiệu lực đến cuối năm 2023.

NHNN ra dự thảo Thông tư về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp khó khăn - Ảnh 1.

Ảnh: CTV/Vietnam+

Khách hàng muốn được cơ cấu nợ cũng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, theo Dân trí.

Ngoài ra, nhà băng sẽ chỉ cơ cấu nợ nếu khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ khi được cơ cấu lại.

Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn trong sản xuất kinh doanh của khách hàng, không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc cơ cấu nợ chỉ được thực hiện đến hết 31/12/2023.

Các khách hàng được cơ cấu lại hạn trả cũng sẽ được giữ nguyên nhóm nợ.

Do nguồn lực thực hiện cơ cấu nợ là nguồn của chính các ngân hàng thương mại nên dự thảo Thông tư quy định, các ngân hàng đưa ra quyết định cơ cấu nợ dựa trên năng lực tài chính của mình, đồng thời đáp ứng trích lập dự phòng rủi ro 100% với các khoản nợ được cơ cấu. Tuy nhiên, dự thảo đưa ra hai phương án trích lập dự phòng.

Phương án 1, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định và thực hiện trích lập dự phòng đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phương án 2 kéo dài thời gian trích lập dự phòng 100% ra hai năm: Đến thời điểm 31/12/2023: Tối thiểu 50% số tiền dự phòng phải trích lập quy định tại khoản 1 Điều này; Đến thời điểm 31/12/2024: Đủ 100% số tiền dự phòng phải trích lập quy định tại khoản 1 Điều này.

Nhằm đảm bảo chính sách cơ cấu nợ được thực hiện đúng đối tượng, dự thảo Thông tư quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi, theo VTV.

Tháng 9/2021, Ngân hàng Nhà nước từng ban hành Thông tư 14 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng đã hết hiệu lực từ tháng 6/2022.

Đây sẽ là lần thứ 2 Ngân hàng Nhà nước cho phép giữ nguyên nhóm nợ với một số khách vay nếu Thông tư lần này được thông qua.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement