Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đề xuất không cấm ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu lại nợ

Ngân hàng

18/04/2023 18:03

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, nhưng lại không được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp, do vướng quy định tại Thông tư số 16 của Ngân hàng Nhà nước.

Trong kiến nghị mới gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tối 17/4, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tiếp tục kiến nghị bãi bỏ Điểm a Khoản 8 Điều 4, Thông tư 16/2021/TT-NHNN, không cấm "Tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành".

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, các ngân hàng thương mại có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia xử lý trái phiếu doanh nghiệp sắp đáo hạn, nhưng lại không được phép mua lại trái phiếu doanh nghiệp, vì quy định tại điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN. Trong khi quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP) vẫn cho phép.

Đề xuất không cấm ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp để cơ cấu lại nợ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Như vậy là có độ 'vênh', không phù hợp, nên rất cần thiết bãi bỏ", ông Châu nói.

HoREA kiến nghị "Dự thảo sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-NHNN" cho phép các ngân hàng thương mại được cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất và "trái chủ" được vay tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn, theo VnEconomy.

Cụ thể, hiệp hội này đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được xem xét từng trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, có tài sản bảo đảm, có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, được vay vốn tái cấu trúc các khoản nợ trái phiếu sắp đến hạn.

Khoản vay có thể xem xét không vượt quá 70% giá trị gói trái phiếu đã phát hành, và ngân hàng thương mại được phép nhận thế chấp bằng chính gói trái phiếu này và có tài sản bảo đảm, để phát hành gói trái phiếu đó theo phương thức ngân hàng thương mại giải ngân trực tiếp đến các "trái chủ".

Đối với phần 30% giá trị gói trái phiếu đã phát hành còn lại, thì doanh nghiệp và các "trái chủ" thỏa thuận đàm phán với nhau theo quy định tại Nghị định 08/2023/NĐ-CP.

Ngoài ra, HoREA cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép các ngân hàng thương mại được xem xét từng trường hợp cụ thể, cho các "trái chủ" đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định được vay tín dụng, để đầu tư kinh doanh. Và thế chấp bằng trái phiếu với giá trị khoản vay tối đa không vượt quá 70% giá trị trái phiếu.

Theo HoREA, nếu có cơ chế, chính sách này thì sẽ tác động tích cực ngay lập tức và cùng với cơ chế, chính sách của Nghị định 08/2023/NĐ-CP sẽ tháo gỡ được khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sắp đến hạn và các "trái chủ" và hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement