Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều tỉnh chưa chuẩn, 'sợ nên làm quá, siết chặt', để người dân không dám về quê đón Tết

Chính sách - Hạ tầng

05/02/2021 22:14

Dịch COVID-19 trên cả nước được kiểm soát tốt, từ các ổ dịch ở Hải Dương, Quảng Ninh đến tình hình ở TP Hà Nội, Gia Lai, Bình Dương, TPHCM…

Bình tĩnh ứng phó, tránh gây sốc

Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều 5/2, do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cho rằng qua thực tiễn chống dịch 10 ngày qua,  rất cần bình tĩnh ứng phó. Kể cả những địa phương chưa có kinh nghiệm chống dịch như Gia Lai, thì Trung ương và những địa phương có kinh nghiệm khác sẽ hỗ trợ kịp thời, để ngăn chặn dịch bệnh.

Do đó, khi ban hành các quy định phòng chống dịch cũng như triển khai ứng phó dịch bệnh, các địa phương cần tránh ban hành những quy định hay những việc làm gây sốc cho xã hội.

anh-21.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, chiều 5/2. Ảnh: VGP

Ông Nguyễn Đắc Vinh yêu cầu các địa phương, đặc biệt ở tuyến cơ sở phải kiểm soát được người ra vào địa bàn. Cũng như cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của cấp trên trong công tác phòng chống dịch.

Với các tỉnh có ca bệnh, gồm Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM, Bộ Y tế đề nghị tiếp tục triển khai các biện pháp truy vết tích cực, khoanh vùng, cách ly kịp thời, xét nghiệm diện rộng. Đặc biệt chú trọng thực hiện phong tỏa nhiều lớp, truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời.

Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thay đổi chiến lược, nâng biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước, trong đó thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15 phù hợp cho từng địa bàn.

Khi trường hợp F1 xác định nhiễm bệnh, từ đó truy ra F2, coi F2 gần như F1 và vừa truy vết, khoanh vùng ngay, khoanh vùng rộng và lấy mẫu toàn bộ người dân tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng, thực hiện nghiêm việc cách ly.

Bộ lưu ý khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người ở khu vui chơi, giải trí, tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu…

ve-que.jpg
Ban chỉ đạo chống dịch lưu ý các địa phương không vì sợ mà siết chặt, để người dân không dám về quê đón Tết. Ảnh: VnExpress

Nhiều địa phượng sợ nên làm quá, siết chặt, để dân không dám về quê

Về việc kiểm soát đi lại của người dân tại những địa phương có dịch,  PGS.TS Trần Đắc Phu, cho biết vừa qua nhiều tỉnh làm chưa thật chuẩn, “sợ nên làm quá, siết chặt” để dân không dám về quê.

PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành văn bản, trong đó quy định rõ về điểm dịch, vùng dịch để các địa phương có căn cứ triển khai thống nhất, tránh tình trạng mỗi tỉnh hiểu một cách.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết Bộ Y tế đang xây dựng và sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vùng có dịch. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định khu vực ổ dịch và phong tỏa.

Ông Tuyên lưu ý các địa phương “không được ngăn sông cấm chợ”, không được “làm quá” yêu cầu, gây cản trở, khó khăn cho dân". Những người về từ tỉnh có dịch nhưng không sinh sống trong khu vực bị phong tỏa vẫn được đi lại bình thường, chỉ cần khai báo y tế và không phải bị cách ly (trừ trường hợp đã xác định là F1, F2).

Riêng tại vùng bị phong tỏa thì tất cả những người sinh sống trong khu vực là “nội bất xuất ngoại bất nhập”, trừ những trường hợp đặc biệt (ví dụ, người bị bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu....) mới được ra khỏi khu vực phong toả, và được kiểm soát chặt chẽ.

Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Y tế cần sớm ban hành hướng dẫn việc “phong toả trong phong toả”, cố gắng khoanh vùng hẹp nhất có thể, bảo đảm hàng hoá cho bà con được lưu thông trong dịp Tết.

sam-tet.jpg

Một điều đáng lưu ý là do thời gian gần Tết, người dân đi lại nhiều nên cần kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là vận chuyển hành khách công cộng (taxi, xe khách, máy bay…); xử lý thật nghiêm những xe khách chở quá số người quy định, không tuân thủ quy định phòng dịch.

Đặc biệt phải kiểm soát xe đường dài. Các đại biểu cho biết qua thực tiễn chuyến xe từ Điện Biên (xe khách đường dài) bắt thả khách dọc đường chứa nhiều rủi ro. Hiện các lực lượng chức năng đang khẩn trương truy vết, tìm hành khách xuống xe dọc đường.

Một vấn đề đáng quan tâm khác được Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, là việc cập nhật thông tin của trung tâm thương mại, nhà hàng ở 63 tỉnh, thành phố, hiện mới có 14 tỉnh cập nhật tương đối đầy đủ.

Đến 38 tỉnh cập nhật nhưng còn thiếu nhiều thông tin, 24 tỉnh thiếu dữ liệu về nhà hàng, 11 tỉnh chưa cập nhập. Các địa phương phỉa tăng cường kiểm soát, đôn đốc quyết liệt, sâu sát hơn nữa, mới có thể truy vết khoanh vùng được ngay những ca bệnh xuất hiện trong cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất kinh doanh.

Diễn biến ổ dịch tại Điện Biên giống Gia Lai

Từ 25/1 đến nay đã ghi nhận 408 trường hợp mắc tại 12 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (290 trường hợp), Quảng Ninh (46), Hà Nội (23), Gia Lai (18), Điện Biên (3), Bình Dương (5), Bắc Ninh (3), Hòa Bình (2), Hải Phòng (1), TP.HCM (1), Bắc Giang (1), Hà Giang (1). 

Về diễn biến dịch bệnh tại tỉnh Điện Biên, lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia nhận định diễn biến dịch bệnh ở địa phương này có nhiều điểm giống như ở Gia Lai.

Hiện ở Điện Biên chính thức có 3 ca nhiễm COVID-19, trong đó 2 ca về đến địa phương là được cách ly tập trung ngay. Có 1 ca phát hiện ngay sau khi về nhà, địa phương đang khẩn trương truy vết, khoanh vùng, dập dịch. 

Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia, bác sĩ lên hỗ trợ cho tỉnh Điện Biên phòng chống dịch. Các chuyên gia dự đoán, tình hình dịch bệnh ở Điện Biên sẽ sớm được kiểm soát.

Sẽ lại điều chỉnh thời gian cách ly còn 14 ngày?

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy chủng  virus mới có hệ số lây cao hơn, thời gian khởi phát nhanh hơn, nhưng thời gian ủ bệnh của tất cả các biến thể của virus SARS-CoV-2 đều vào khoảng từ 14 ngày.   

Bộ Y tế đang xem xét những phân tích khoa học cuối cùng, để có văn bản điều chỉnh thời hạn cách ly tập trung.  Thực tế, các nước trên thế giới cũng đang thực hiện cách ly tập trung là 14 ngày.

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement