Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều hệ lụy khi gần 100 chợ truyền thống của TP.HCM phải tạm đóng cửa vì dịch COVID-19

Thị trường 24h

01/07/2021 23:21

Số liệu mới nhất từ Sở Công thương TP.HCM cho thấy, 93/234 chợ truyền thống tại thành phố đã tạm ngưng hoạt động do tình hình dịch bệnh tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp.

Trước tình hình trên, Sở Công thương TPHCM đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện tiến hành rà soát, đánh giá lại, khắc phục chợ đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 sớm hoạt động trở lại để phục vụ người dân.

Đồng thời, cơ quan này đề nghị các quận, huyện chủ động kết nối các đầu mối cung ứng hàng hóa thiết yếu để đảm bảo cung cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân thành phố.

dong-cua-cho.jpg
Hiện người dân tại nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM gặp khó trong việc mua thực phẩm thiết yếu khi hàng loạt chợ tạm, chợ truyền thống phải tạm đóng cửa.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tiểu thương và duy trì việc cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho số đông người dân được liên tục, đồng thời không để xảy ra tình trạng lợi dụng số lượng điểm bán giảm để găm hàng, trục lợi, tăng giá bán hàng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động và ảnh hưởng hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19, Sở Công thương đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng báo cáo tình hình hoạt động các chợ trên địa bàn.

Đối với các chợ tạm ngưng hoạt động, cơ quan chức năng địa phương thống kê, nêu rõ tên chợ, địa chỉ, số lượng tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống, thời điểm ngưng hoạt động, lý do ngưng hoạt động (liên quan ca nhiễm COVID-19 là tiểu thương, người phụ việc, khách đi chợ; không đảm bảo các quy định, tiêu chí an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19…), dự kiến thời gian hoạt động trở lại.

Đối với các chợ tạm đóng cửa do có liên quan các ca lây nhiễm, lực lượng chức năng chỉ đạo thực hiện ngay việc cách ly, khoanh vùng, khử khuẩn, xét nghiệm… và các biện pháp khắc phục khác theo quy định của cơ quan y tế; đồng thời chủ động xem xét, đánh giá, nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết để đưa chợ hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.

Đối với các chợ buộc phải đóng cửa do không đảm bảo quy định, tiêu chí an toàn phòng, chống dịch, Sở đề nghị cơ quan địa phương nghiên cứu rà soát các tiêu chí chưa đạt, không đủ điều kiện để có biện pháp khắc phục, nhanh chóng khôi phục đưa vào hoạt động trở lại để phục vụ người dân trên địa bàn. Trong trường hợp không thể lập tức khắc phục, báo cáo ngay Sở Công Thương lý do để cùng phối hợp giải quyết.

Riêng đối với các trường hợp chợ không thể khắc phục do điều kiện khách quan để khôi phục hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất, Sở đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi tình hình cung ứng hàng hóa, giá cả thị trường trên địa bàn.

Đồng thời, các đơn vị liên hệ các đầu mối cung ứng hàng hóa, căn cứ tình hình thực tế, chủ động thảo luận cách thức tổ chức, phương thức bán hàng, chuẩn bị nhân lực (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, tiểu thương tại chợ…), bố trí điểm bán hàng để triển khai thực hiện theo hướng bán hàng đồng giá hoặc bán hàng đăng ký trước…

Bản tin tối 1/7 của Bộ Y tế cho biết, chiều nay cả nước có thêm 264 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 713 trường hợp. TP.HCM chiếm nhiều nhất với 464 ca.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện số ca mắc COVID-19 ở thành phố đã vượt 4.000 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, khi mà tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Do tính chất lây lan rất nhanh của chủng Delta, hơn một nửa số bệnh viện thành phố đều phát hiện ca mắc. Bên cạnh đa số bệnh viện phát hiện chủ động, một số nơi bị động trong phát hiện ca bệnh, dẫn đến sự lây lan mầm bệnh trong bệnh viện.

Đ. KHẢI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement