Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều công ty phương Tây 'đứng ngồi không yên' vì mắc kẹt tại Nga

Kinh tế thế giới

06/07/2022 08:26

Các chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó khăn cho chủ sở hữu của các công ty phương Tây ở một nước Nga trong bối cảnh nước này ngày càng bị cô lập.

Tổng thống Putin mạnh tay, các công ty bắt đầu lo lắng

Nhiều công ty của phương Tây đang mắc kẹt tài sản tại Nga "đứng ngồi không yên", đặc biệt là sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký sắc lệnh thu giữ một dự án dầu khí Sakhalin-2 và điều này như là một lời cảnh báo mạnh mẽ đối với các công ty này rằng: "rút tài sản ra khỏi Nga nhanh hoặc là mất trắng".

Các công ty phương Tây đã phải vật lộn với việc làm thế nào để rút lui theo cách mà tác động tài chính ở mức hạn chế nhất và không khiến nhân viên bản xứ, những người làm việc cho mình gặp rủi ro, và trong một số trường hợp còn có cơ hội để quay trở lại thị trường này trong tương lai.

Ông chủ cà phê người Phần Lan Rolf Ladau là một trong những người đầu tiên khởi xướng việc rời khỏi Nga.

Khi các chính phủ phương Tây bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga sau cuộc tấn công toàn diện của nước này vào Ukraina vào cuối tháng Hai, Giám đốc điều hành của thương hiệu Paulig nhận ra rằng, ngành kinh doanh cà phê rang của mình tại đây không còn khả thi.

Cà phê không nằm trong danh sách trừng phạt, nhưng hầu như không thể đưa được nó vào Nga do các công ty vận chuyển hàng hóa ngừng vận chuyển đến và đi từ nước này.

Nhiều công ty phương Tây 'đứng ngồi không yên' vì mắc kẹt tại Nga - Ảnh 1.

Nền kinh tế Nga đang suy thoái. Ảnh: AP.

Bên cạnh đó, việc thanh toán bằng đồng Rúp cũng ngày càng trở nên khó hơn.

Hai tuần sau khi xảy ra xung đột, ông Ladau quyết định đưa thương hiệu cà phê Paulig rời đi, và hai tháng sau đó, đối với Ladau, nó kéo dài như thể một năm do ông phải "chạy đôn chạy đáo" để tìm một người mua thích hợp.

Vào tháng 5, Paulig được bán cho một nhà đầu tư người Ấn Độ có tên là Vikas Soi, người đang kinh doanh ở Nga.

Hơn một nghìn công ty phương Tây đã tham gia vào cuộc di cư khỏi Nga – một cuộc di cư chưa từng có về quy mô lẫn tốc độ - trong bối cảnh vừa phải tuân thủ các lệnh trừng phạt của phương Tây vừa lo sợ Điện Kremlin trả đũa.

Tuy nhiên, Paulig là một trong số doanh nghiệp tương đối nhỏ buộc bán tài sản của mình hoặc chuyển giao doanh nghiệp của mình cho các nhà quản lý địa phương.

Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, chưa đến 40 công ty - bao gồm McDonald's, Societe Generale và Renault - công bố các giao dịch.

Các cuộc phỏng vấn mà Reuters thực hiện với gần một chục Giám đốc điều hành của các công ty đã thoái vốn cho thấy sự phức tạp và không chắc chắn của việc bán tài sản với tốc độ nhanh cũng như giảm giá quá nhiều.

Những trở ngại đó là rất lớn và nó bao gồm: sự lo lắng xoay quanh những gì Điện Kremlin sẽ cho phép các công ty nước ngoài làm; nhân viên lo lắng sau khi chính phủ đe dọa trả đũa; các biện pháp trừng phạt đã hạn chế nhóm người mua và có rất ít thời gian để kiểm tra khả năng tài chính của họ; giá bán được chiết khấu mạnh; các cuộc đàm phán được thực hiện trong bối cảnh xuất lo ngại bị trả đũa nếu như các ông chủ của các công ty phương Tây trực tiếp đến Nga.

Với việc Moscow chuẩn bị một đạo luật mới dự kiến sẽ sớm có hiệu lực - cho phép nước này kiểm soát các hoạt động kinh doanh của các công ty phương Tây quyết định rời đi – khiến cho rủi ro càng cao hơn.

Nhiều công ty phương Tây 'đứng ngồi không yên' vì mắc kẹt tại Nga - Ảnh 2.

Hai tuần sau khi Vladimir Putin khởi động cuộc chiến với Ukraine, Rolf Ladau (ảnh) quyết định công ty Paulig sẽ rời Nga. Ảnh: Reuters.

"Nếu bạn chưa bắt đầu quá trình này (bán tài sản và rời đi) hoặc nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, thì nó sẽ trở nên khó khăn hơn", ông Ladau nói với Reuters vào thời điểm trước khi ông Putin nhúng tay vào việc kiểm soát dự án dầu khí Sakhalin -2.

"Nga không quan tâm đến việc để các công ty nước ngoài dễ dàng rút lui khỏi thị trường", ông nói.

Nhiều công ty phương Tây đã gặp khó khăn khi cố gắng rời đi

Burger King đã ngừng hỗ trợ cho các cửa hàng ở Nga vào tháng 3, nhưng khoảng 800 nhà hàng của chuỗi thức ăn nhanh này vẫn mở cửa.

Các luật sư cho biết, một phần của vấn đề là sự phức tạp của thỏa thuận nhượng quyền liên doanh.

UniCredit đã thanh lý một số tài sản thông qua hoán đổi cũng như mở rộng tìm kiếm người mua tiềm năng sang các quốc gia như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, 4 tháng sau, có rất ít dấu hiệu cho thấy các công ty đã tìm thấy một kế hoạch chi tiết cho việc thoái vốn khỏi Nga.

Renault đã bán cổ phần của một liên doanh béo bở của mình cho nhà nước Nga với giá 1 Rúp. McDonald's đã chuyển giao 800 chi nhánh cho một doanh nhân người Siberia với số tiền tượng trưng - cả hai đều đã đồng ý với các điều khoản mua lại.

SocGen đã bán Rosbank của mình cho Interros Capital, một công ty có liên hệ với nhà tài phiệt người Nga Vladimir Potanin.

Nhiều người đã trao quyền quản lý tài sản hàng chục tỷ USD cho các doanh nghiệp địa phương.

Ông Ladau đã quyết định chống lại điều khoản mua lại.

Ông nói: "Các vấn đề luân lý-đạo đức nghiêm trọng đến mức chúng tôi không còn chỗ để quay lại Nga".

Các chuyên gia cho rằng sẽ rất khó khăn cho các chủ sở hữu mới ở một nước Nga ngày càng bị cô lập nếu không được tiếp cận với hàng hóa phương Tây.

Chi phí của mọi thứ, từ thực phẩm đến năng lượng đều tăng vọt và nền kinh tế đã rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, sự ra đi đã mang lại một cơn gió bất ngờ cho các công ty và doanh nhân ở Nga và các quốc gia nằm ngoài các lệnh trừng phạt, khi họ mua những tài sản giá cao nhưng được định giá thấp để kiếm một món hời.

Sự bất thường của các lệnh trừng phạt: Ngân hàng không bị ảnh hưởng?

Một khía cạnh khác của cuộc di cư mà theo nhiều người, nó nêu bật tính chất bất thường của các lệnh trừng phạt, đó là sự vắng mặt của các chủ ngân hàng, những người thường đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch.

Các nguồn tin cho biết, các ngân hàng đã chuyển hướng do lo ngại về việc vi phạm các lệnh trừng phạt.

Thay vào đó, các công ty đang dựa vào các luật sư ở Nga và các chuyên gia tư vấn quốc tế có kiến thức về để tìm và kiểm tra những người có nhu cầu mua lại tài sản, đảm bảo rằng họ là người hợp pháp, không nằm trong danh sách trừng phạt và có chứng chỉ chứng minh tài chính.

Công ty thực phẩm Phần Lan thuộc sở hữu tư nhân, Fazer, đã ký một thỏa thuận vào đầu tháng 4, bán mảng kinh doanh bánh mì ở Nga cho đối thủ Kolomenskij Bakery and Conf Candy Holding có trụ sở tại Moscow.

Tuy nhiên, các quy tắc có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Nhiều công ty phương Tây 'đứng ngồi không yên' vì mắc kẹt tại Nga - Ảnh 3.

Lara Saulo cho rằng các cố vấn Nga đã đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau. Ảnh: Reuters.

Chẳng hạn, lúc đầu, Nga đe dọa cấm các công ty nước ngoài niêm yết ở Nga rời đi. Khi các công ty yêu cầu điều khoản nào quy định điều đó thì chính quyền là cho rằng có thể đó là một sai lầm.

Sebastian Jagerhorn, người đứng đầu các vấn đề pháp lý cho biết: "Vì vậy, mọi người đều rất vội vàng rời đi".

Lara Saulo, người điều hành công việc kinh doanh bánh mì, cho biết ngay cả các cố vấn người Nga cũng đưa ra những lời khuyên trái ngược nhau.

Tuy nhiên, giờ đây mọi chuyện rõ rang hơn khi ông Putin hôm thứ Năm đã ký sắc lệnh kiểm soát Sakhalin -2.

"Chẳng bao lâu nữa họ sẽ trả đũa, không chỉ bằng khí đốt mà còn bằng những cách khác nữa", một Giám đốc điều hành cấp cao của một công ty đang gặp khó khăn để rời khỏi Nga cho biết.

(Nguồn: ABC News)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement