Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà sách Fahasa bị đồn đóng cửa, dù doanh thu ngàn tỷ

Doanh nghiệp

19/03/2024 17:57

Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành sách với doanh số lên đến hàng ngàn tỉ đồng, tuy nhiên Công ty Phát hành sách TP.HCM (Fahasa) bị đồn đóng cửa doanh nghiệp do doanh số bán hàng giảm.

Vậy thực tế hoạt động kinh doanh của Fahasa như thế nào? Theo báo cáo tài chính, trong năm 2023, Fahasa ghi nhận lãi ròng kỷ lục đạt 56 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2022.

Theo báo cáo, doanh thu 4.000 tỷ đồng của Fahasa đến từ hoạt động kinh doanh sách, tương đương với mức trung bình 11 tỷ đồng mỗi ngày. Biên lãi gộp của công ty đạt mức 24,6%, tiếp tục được cải thiện so với năm trước, đồng thời cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Để đạt kết quả trên, Fahasa khai thác hàng hóa mới từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước, tổ chức các chương trình kinh doanh và quản trị chi phí hoạt động một cách hiệu quả.

Kế hoạch kinh doanh cho năm 2024 của Fahasa cũng khá lạc quan, với mục tiêu doanh thu đạt 4.000 tỉ đồng và lãi ròng đạt 70 tỉ đồng.

Hơn một thập kỷ qua, lãi ròng của Fahasa liên tục tăng trong giai đoạn từ 2013 đến 2023, gấp 4 lần so với mức 10 năm trước, mặc dù đã chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 trong hai năm 2020 và 2021. Trong giai đoạn này, doanh thu của Fahasa tăng 167%, từ khoảng 1.500 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, biên lãi ròng từ hoạt động phát hành và kinh doanh sách vẫn còn rất thấp, chỉ đạt mức quanh quẩn ở mức 1% do chi phí bán hàng lớn, trong đó hơn một nửa chi phí dành cho nhân viên bán hàng.

Trong năm 2023, Fahasa đã chi hơn 848 tỷ đồng cho chi phí này, chiếm hơn 86% của tổng lãi gộp. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi 100 đồng thu được sau khi trừ giá vốn, Fahasa phải chi ra 86 đồng cho hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn ở mức thấp trong nhiều năm qua, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đạt hiệu quả nhất định.

Năm 2023, lợi nhuận kỷ lục đã giúp Fahasa đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức cao, gần 30% và tiếp tục tăng trong hai năm gần đây, vượt trội hơn so với giai đoạn 10 năm trước đó (trung bình dưới 20%).

Mô hình kinh doanh của Fahasa tập trung chủ yếu vào tài sản ngắn hạn, chiếm gần 94% tổng tài sản của công ty, ghi nhận 1.300 tỷ đồng vào cuối năm 2023. Đối ứng với số tài sản này, các khoản nợ ngắn hạn tập trung chủ yếu vào 1.000 tỷ đồng, chiếm 83% tổng nợ.

Fahasa hầu như không sử dụng nợ vay, hoặc chỉ sử dụng mức rất ít. Trong 10 năm qua, công ty chỉ vay nhiều nhất khoảng hơn 20 tỷ đồng vào năm 2019, một con số không đáng kể so với doanh số thu được.

Fahasa, được thành lập từ những năm 70, vẫn duy trì là chuỗi nhà sách lớn nhất với mạng lưới sở hữu 120 cửa hàng tại hầu hết tỉnh thành trên toàn quốc. Quy mô và doanh số của Fahasa cũng vượt xa các đối thủ trong ngành.

Đến cuối năm 2023, các cổ đông lớn nắm lên tới 74% vốn của Fahasa là ông Phạm Minh Thuận (Chủ tịch HĐQT Công ty Phát hành sách TP.HCM) đang nắm 37,8%; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Lê Thị Thu Huyền sở hữu 5,15%.

Ngoài ra, 30,5% vốn được quản lý bởi Nhà nước thuộc Tổng Công ty Văn Hóa Sài Gòn, trong đó Thành viên HĐQT Phạm Thị Thu Ba đại diện 15%, Thành viên HĐQT Phạm Thanh Việt đại diện 14.5%.

(Tổng hợp)

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement