Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguy cơ bùng dịch COVID-19 của TP.HCM ở mức độ nào?

Chính sách - Hạ tầng

01/02/2021 14:53

Bác sĩ Trương Hữu Khanh đánh giá hệ thống giao thông kết nối rộng và khả năng COVID-19 xuất hiện trở lại từ ngày 18/1 khiến TP.HCM đứng trước nguy cơ bùng dịch cao như Hà Nội.

Sáng 1/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Bình Dương cho biết tỉnh này vừa phát hiện thêm trường hợp thứ 2 dương tính với SARS-CoV-2. Đây là con gái của bệnh nhân 1801 - ca nhiễm cộng đồng đầu tiên ở Bình Dương - được phát hiện từ chiều 31/1. Do Bình Dương nằm ngay cạnh TP. Thủ Đức (TP.HCM), nhiều người dân bày tỏ lo lắng về nguy cơ lây lan của dịch bệnh tại TP hơn 13 triệu dân.

Ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết trước mắt, thành phố vẫn yêu cầu người dân thực hiện đủ quy tắc 5K của Bộ Y tế. Đồng thời, HCDC cũng thông báo cho chính quyền địa phương khi có người đến từ vùng dịch hay có liên quan đến các ca bệnh Covid-19.

"Ngành y tế TP.HCM đang phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, trong đó có Bình Dương, để nhanh chóng truy vết nếu có liên quan", ông Dũng cập nhật và cho biết HDCD đang khẩn trương rà soát những người bay cùng chuyến với BN 1801 về sân bay Tân Sơn Nhất để kịp khoanh vùng, cách ly.

Tính phương án giãn cách nếu F2 dương tính

Đánh giá về tình hình dịch, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhận định nguy cơ dịch COVID-19 tại TP.HCM cũng giống như Hà Nội.

"Đừng nghĩ Hải Dương, Quảng Ninh ở xa mà cho rằng nguy cơ của mình thấp. Phương tiện giao thông rất phát triển, hơn nữa, dịch có thể bắt đầu từ ngày 18/1 nên nguy cơ ở TP.HCM là rất lớn", ông đánh giá.

Nói về 2 ca mắc mới phát hiện tại Bình Dương, bác sĩ Khanh cho rằng đây không phải thông tin bất ngờ và rất có khả năng nhiều tỉnh, thành phố lân cận cũng đang tồn tại nguy cơ tương tự. Do đó, điều quan trọng là TP.HCM phải tính tới phương án phòng thủ, khoanh vùng, điều tra tại chỗ. Đặc biệt là mở rộng vùng giám sát.

"Rõ ràng chủng này lây nhiễm rất nhanh, đòi hỏi chúng ta phải chạy nhanh hơn. Tất cả các biện pháp đều giống như cũ, chỉ có làm sớm hơn và phối hợp với nhau tốt hơn. Quan trọng là phải nhanh", ông phân tích.

dich Covid-19 tai bung phat anh 1
Các biện pháp phòng, chống dịch hiện tại ở TP.HCM được chuyên gia đánh giá là phù hợp với tình hình. Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đánh giá các biện pháp mà TP.HCM đang tiến hành là phù hợp với tình hình hiện tại.

Cụ thể, trong buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 hôm 30/1, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan yêu cầu người dân hạn chế tụ tập đông người, thực hiện quy tắc 5K của Bộ Y tế. Tuy nhiên, với các sự kiện, lễ hội đã lên kế hoạch từ trước, TP chưa có chủ trương dừng hoặc hủy. Các cơ quan, đơn vị tự xem xét tình hình và quyết định tiếp tục tổ chức, dừng, hay thu gọn quy mô chương trình với điều kiện phải đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

"Về nguyên tắc, khu vùng nào có F2 dương tính - tức là trường hợp không liên quan tới ổ dịch đã phát hiện mà lại nhiễm bệnh - thì mới phải bàn tới chuyện giãn cách như thế nào", bác sĩ Khanh cho biết.

Còn đối với việc F1 dương tính, chuyên gia nhận định chưa cần tính đến biện pháp giãn cách trên diện rộng mà cần thực hiện tốt việc truy vết nhanh, khoanh vùng hiệu quả.

"Người dân đừng nên về quê nếu đang là vùng dịch"

Về việc phòng, chống dịch trong Tết, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần hướng dẫn nhiều hơn cho người dân về quê ăn Tết theo phương châm an toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh.

"Tôi thống nhất là khuyên người dân đừng về quê nếu nơi đó đang là vùng dịch, nếu về thì khi vào lại TP.HCM cũng khó. Người dân có thể chọn thời điểm thích hợp trong năm về quê cũng được", Phó chủ tịch đưa lời khuyên.

Đối với trường hợp khi người dân về quê ăn Tết, nơi đó vẫn là vùng an toàn. Nhưng trong Tết, khu vực đó lại trở thành vùng dịch thì người dân bắt buộc phải cách ly tại chỗ.

Đối với việc chuẩn bị hàng hóa trong Tết tại TP.HCM, Phó chủ tịch TP nhận định khả năng số người ở lại TP.HCM sẽ đông hơn so với những năm trước đây. Do đó, cơ quan chức năng cần có cái nhìn tổng quan, dự báo lượng người ở lại để chuẩn bị hàng hóa, cách thức tổ chức cho người dân vui xuân an toàn.

Riêng với khu lưu trú công nhân, ông Hoan yêu cầu các chương trình phải tổ chức theo cách thức hạn chế tụ tập đông người.

dich Covid-19 tai bung phat anh 2
Các phương tiện giao thông ra vào Hải Dương, Quảng Ninh được kiểm soát chặt. Ảnh: Quốc Nam.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến 31/1, TP.HCM có 484 trường hợp liên quan đến các ca bệnh đến từ Hải Dương, Quảng Ninh. Trong đó, 8 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19. Một người trong số này dương tính với Covid-19 ngày 29/1 và đã được đưa đi cách ly điều trị; 7 người còn lại âm tính.

Từ ngày 1 đến 27/1, TP.HCM ghi nhận 109 người từ TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương khai báo, trong đó, 42 trường hợp âm tính, 42 chờ kết quả, 25 chờ lấy mẫu. TP.HCM có 270 người làm việc hoặc đi qua sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh). Kết quả xét nghiệm cho thấy 118 trường hợp âm tính, 93 mẫu đang chờ kết quả, 59 người đang đợi lấy mẫu.

Số người đến từ nơi khác của Hải Dương, Quảng Ninh là 80. Trong đó, 25 người có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. 28 người đang chờ kết quả và 27 trường hợp chưa được lấy mẫu. Ngoài ra, HCDC cũng ghi nhận 17 người đi qua các địa điểm mà Bộ Y tế công bố, trong đó 11 người có kết quả âm tính và 6 trường hợp còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm.

Như vậy, tính đến tối 31/1, thành phố còn 280 đang chờ kết quả xét nghiệm và lấy mẫu tầm soát COVID-19.

THU HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement