Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người bán hàng trên mạng lo 'sốt vó' vì bị truy thu thuế

Nóng trong ngày

18/02/2023 09:53

Ngành thuế đã thu thập thông tin của 53.000 người bán hàng do 248 sàn TMĐT cung cấp. Cơ quan thuế nhận định, số giao dịch và giá trị tự kê khai chưa sát thực tế và sẽ tiếp tục có biện pháp kiểm soát thuế.

Chi cục thuế các địa phương đã gửi thư mời tới người bán hàng về việc kê khai thuế do hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT. Nhiều người bán hàng lâu nay không khỏi "tá hoả" lo nộp thuế. Chị Nguyễn Vân (TP.HCM) bán hàng trên sàn TMĐT Shopee cho biết, học xong cấp 3, chị đi làm công nhân một thời gian, tích cóp được số tiền làm vốn, chị Vân mua hàng về mở shop (gian hàng-PV) bán trên Shopee, theo TPO.

"Bán hàng trên Shopee rất khỏe, như thả cần câu cá, có cá câu lên, không có thì thôi. Chính vì tâm lý mở shop, có khách có lãi, không có khách cũng không mất gì nên tôi chọn mở gian hàng ở đây", chị Vân nói.

Người bán hàng trên mạng lo 'sốt vó' vì bị truy thu thuế  - Ảnh 1.

Ảnh: VC

Theo chị Vân, do hàng có giá trị cao nên mỗi sản phẩm giá thấp nhất cũng 400.000, doanh thu của shop lớn. Chị Vân nhẩm tính, nếu bị truy thu thuế từ năm 2018 đến nay, tổng số tiền thuế chị phải nộp lên đến 345 triệu đồng, chưa kể tiền phạt.

"Trong 4 năm buôn bán, tôi để dành được 150 triệu đồng tiền lãi, không đủ nộp thuế và nộp phạt. Trước đó, tôi nộp khoản khoản phí 7% tổng trị giá đơn hàng cho sàn TMĐT nên cứ nghĩ khoản đó đã gồm tiền thuế. Sau khi đọc thông tin, cơ quan thuế truy thu, nếu ai không nộp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù, tôi mất ăn mất ngủ", chị Vân nói.

Thậm chí, nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử đứng trước nguy cơ "gậy ông đập lưng ông" khi tự đăng đơn ảo để tăng lượt tương tác. Anh Lê Đức (Hà Nội) chia sẻ, để cạnh tranh hút khách và nhận đánh giá shop nhiều sao, anh Đức từng tạo đơn ảo (tức anh tự đặt hàng, giao hàng cho mình và người thân-PV), hạ giá thấp nhất để tăng tương tác, tăng xếp hạng shop trên sàn.

"Người bán hàng trên sàn TMĐT thời gian đầu mới lập shop đều dùng cách đặt đơn ảo, hạ giá sập sàn để cạnh tranh, lấy đánh giá shop được yêu thích nên doanh thu không phản ánh đúng thực tế kinh doanh, lợi nhuận thấp. Ví dụ, một số shop mỹ phẩm, quần áo chấp nhận bán rẻ hơn cửa hàng tới 40-50% để "hút khách", bỏ ngắn nuôi dài, chịu lỗ để xây shop mạnh rồi tăng giá sau. Vì vậy, khi cơ quan thuế căn cứ trên doanh thu yêu cầu nộp thuế, người bán hàng như chúng tôi méo mặt", anh Đức nói.

Chị Lã Oanh (ở Bình Dương) chia sẻ, sau khi cơ quan thuế yêu cầu, chị đã nộp 223 triệu đồng tiền thuế cho shop trên sàn Shopee và tiền phạt bằng 1,5 lần tiền thuế; Tổng số tiền nộp hơn 500 triệu đồng. Theo chị Oanh, cơ quan thuế thông báo yêu cầu nộp (thuế), người bán hàng không thực hiện, hồ sơ sẽ bị gửi sang cơ quan công an và khóa shop trên sàn TMĐT.

Đến 6/2, có 258 sàn thương mại điện tử, gồm Shopee, Lazada, Sendo (chưa gồm Tiki) đã cung cấp thông tin của người bán trên cổng thông tin thương mại điện tử của Tổng cục Thuế.

Dữ liệu khai thác từ cổng thông tin thương mại điện tử vào cuối 2022 cho thấy, có 14.875 tổ chức trong nước và 8 từ nước ngoài đăng ký bán hàng trên các sàn. Ngành thuế có thông tin của hơn 53.200 cá nhân trong nước và 4 người nước ngoài kinh doanh qua các sàn thương mại điện tử. Hơn 14,5 triệu lượt giao dịch với tổng giá trị 4.500 tỷ đồng đã diễn ra thông qua các sàn nhưng theo Tổng cục Thuế, giao dịch thực tế vẫn cao hơn nhiều so với thống kê. Ngành sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá rủi ro để có giải pháp quản lý thuế hiệu quả hơn.

Theo quy định hiện hành, sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin về người bán bao gồm họ tên, mã số thuế/định danh cá nhân/chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại. Riêng các sàn có chức năng đặt trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo còn phải cung cấp thêm doanh thu của từng người bán.

Dựa trên các thông tin này, cơ quan thuế sẽ rà soát để đưa nhiều cá nhân, tổ chức vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp để điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu. Ngành thuế cũng đang xây dựng mô hình quản lý rủi ro áp dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý dữ liệu lớn, đưa cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro thuế.

Từ 2022 có cổng thông tin thương mại điện tử để hỗ trợ các sàn trong việc việc khai thuế thay người bán. Hiện tại, cổng này là nơi để các cung cấp thông tin người bán và hỗ trợ họ trong việc khai thay cá nhân kinh doanh. Cá nhân bán hàng cũng có thể khai trực tiếp trên cổng.

Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân cho biết, đánh giá sơ bộ của Tổng cục Thuế cho thấy, thông tin về giao dịch và giá trị hàng hóa giao dịch chưa tương xứng với thực tế. Cơ quan thuế sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá rủi ro để chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai nghiệp vụ quản lý thuế tại địa bàn đến từng tổ chức, cá nhân có liên quan, phục vụ công tác quản lý thuế.

"Trên cơ sở thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh do sàn TMĐT cung cấp, cơ quan thuế sẽ khai thác thông tin về hoạt động kinh doanh. Từ đó, rà soát đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu", đại diện Tổng cục Thuế thông tin.

Theo ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, năm 2023, ngành Thuế tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT. Trong đó, tập trung vận hành hiệu quả Cổng thông tin TMĐT kết nối với sàn TMĐT và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh khai, nộp thuế.

Để tăng cường chống thất thu thuế TMĐT, Cục Thuế TP.HCM kiểm tra nhiều doanh nghiệp. Trong đó có 2 doanh nghiệp đối tác của Google, truy thu, phạt tiền nộp chậm hơn 26 tỷ đồng. Đơn vị này cũng kiểm tra 2 doanh nghiệp trung gian thanh toán, truy thu phạt hơn 9 tỷ đồng, giảm lỗ gần 194 tỷ đồng, theo TPO.

"Cục Thuế TP.HCM đề nghị Tổng cục Thuế có văn bản gửi các ngân hàng thương mại cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc số chứng minh nhân dân của tổ chức, cá nhân nhận thu nhập phát sinh từ TMĐT. Từ đó, chuyển cho cục thuế địa phương xử lý", Cục Thuế TP.HCM kiến nghị.

Ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội cho biết, năm 2023 sẽ tập trung hiện đại hóa công tác thu, nộp, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cổng thông tin TMĐT. Trong đó, thu thuế TMĐT sẽ được rà soát, kiểm tra theo chuyên đề.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement