Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhờ hình thức trốn thuế mới, SoftBank không phải trả 1 đồng thuế nào

Doanh nghiệp

22/10/2019 10:51

Trong năm ngoái, SoftBank không phải trả 1 đồng thuế nào ở Nhật nhờ thực hiện một loạt các giấy tờ phức tạp nhằm báo lỗ.

Một số tập đoàn bị phát hiện như tập đoàn SoftBank đã chuyển tài sản trong tập đoàn và phủ nhận lợi nhuận kiếm được trong các lĩnh vực khác, với mục đích giảm hóa đơn thuế và trách nhiệm thuế.

Phổ biến là hình thức công ty mẹ lấy đi bộ phận cốt lõi của công ty con và bán chúng lại với giá rẻ, tạo ra chênh lệch thuế lớn, giảmnghĩa vụ thuế.

Tháng 3/2018, SoftBank đã thành công trong việc giảm hóa đơn thuế, khi tách doanh nghiệp cốt lõi Arm Limited khỏi công ty con là công ty bán dẫn Arm Holdings. Công ty mẹ tại Nhật Bản nhận lại phần lớn cổ phần của doanh nghiệp cốt lõi Arm Limited, sau đó bán toán bộ công ty con là công ty bán dẫn Arm Holdings cho các công ty trong tập đoàn, bao gồm cả công ty tài chính SoftBank Vision Fund.

son-15716696930221506170014-crop-15716697002021219717337
Chủ tịch Softbank Masayoshi Son.

Không ai trong giao dịch này là bất hợp pháp nhưng bộ Tài chính Nhật Bản đang xem xét các lực chọn để ngăn chặn sự tái phát kể từ mùa hè năm nay. Một số chuyên gia đề xuất chính phủ nên xem xét bộ luật chống trốn thuế GAAR, tức là khuôn khổ thuế toàn diện mà Mỹ hay Ấn Độ đang áp dụng.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (21/10), cổ phiếu của tập đoàn Softbank đã giảm 1,86% trong đầu phiên, đến thời điểm 11h sáng mức giảm còn 1% so với thời điểm đóng cửa ngày hôm qua.

Đầu tư thua lỗ

Giá trị của WeWork đang tiếp tục giảm nhưng Softbank Group – nhà đầu tư bên ngoài lớn nhất vào công ty này vẫn quyết định sẽ tung ra gói giải cứu trị giá 8 tỷ USD cho họ. Tuy nhiên, tờ Bloomberg đưa ra cảnh báo rằng "Masayoshi Son hãy thận trọng". Mặc dù thỏa thuận này có thể khiến chống đỡ cho WeWork nhưng nó lại hoàn toàn có khả năng làm lung lay vị thế của Son, Softbank và cả quỹ Vision Fund trị giá 100 tỷ USD.

Chỉ vài tháng trước, WeWork đang muốn IPO ở mức giá 47 tỷ USD nhưng hiện tại họ đã hoãn kế hoạch đó vô thời hạn sau khi các nhà đầu tư phố Wall hạ định giá công ty, xuống chỉ còn gần 15 tỷ USD. Trái với suy nghĩa của nhiều người, Softbank tiếp tục đi xa hơn nữa với gói cứu trợ mới, nhắm tới việc sở hữu 83% cổ phần công ty và điều này đương nhiên khiến các cổ đông khác phải chịu thiệt thòi.

Nếu Softbank thành công với kế hoạch này, nó sẽ giúp củng cố danh tiếng của Son như một nhà đầu tư đáng sợ, doanh nhân luôn "chơi lớn", nổi tiếng với triết lý kinh doanh "liều ăn nhiều". Lý do là bởi Softbank sẽ được hưởng lợi lớn từ việc định giá giảm còn những người khác thì rõ ràng sẽ thua cuộc.

Quỹ Vision Fund từng phải trả số tiền lớn kỷ lục khi sở hữu 29% cổ phần tại WeWork. Bằng việc mua nhiều cổ phiếu hơn, ở mức định giá 8 tỷ USD, Son có thể tăng số cổ phần của ông trong khi giảm được mức giá trung bình phải trả. Điều này có thể giúp thúc đẩy bất kỳ sự tăng giá nào có thể xảy ra từ một vụ IPO trong tương lai,ngay cả khi điều đó xảy ra ở mức giảm đáng kể so với con số 47 tỷ đô la.

screen-shot-2019-10-21-at-93110-pm-15716683149741650850885
Trái phiếu của WeWork đã giảm mạnh những tháng vừa qua.

Mặc dù những cuộc đàm phán và các điều khoản sắp tới có thể thay đổi nhưng theo Bloomberg phân tích, kết quả của gói cứu trợ này rất có thể là việc những cổ đông hiện tại có thể mất tất cả: Cổ phần của họ bị pha loãng và giá trị khoản đầu tư bị giảm mạnh nhưng vẫn bị mắc kẹt ở mức giá trung bình cao hơn nhiều của việc mua lại. Các cổ đông – không trả tiền mặt khi mua cổ phần như các nhân viên, sẽ không phải chịu hậu quả nặng nề như vậy, mặc dù họ đã chịu thiệt thòi không kém khi phải mua cổ phiếu bằng chính tiền lương.

Hiện tại, họ đang cân nhắc 2 lựa chọn: Thỏa thuận vốn của Softbank và gói vay nợ của JPMorrgan Chase. Nhiều thành viên trong hội đồng quản trị cũng là cổ đông – đại diện cho nhà đầu tư vì vậy hiển nhiên việc giảm cổ phần hay giá trị công ty không ai muốn cả. Nợ thì khác, nó có thể chuyển rủi ro cho trái chủ.

Tuy nhiên với tình huống tài chính hiện tại của WeWork, các chủ nợ đều đang tỏ ra hoài nghi và e dè trong việc đưa ra quyết định có nên cho vay hay không.

Đây có thể là một chiến thắng phải trả bằng một cái giá rất đắt với Son. Tờ Bloomberg gần đây đã tranh luận rằng danh tiếng của Son quan trọng hơn cổ phần tại WeWork. Quỹ Vision Fund vừa nên loại bỏ khoản đầu tư vào WeWork, vừa phải tìm cách thực hiện những khoản đầu tư hấp dẫn khác. Tuy nhiên có nhiều dấu hiện cho thấy hào quang quanh Son và Softbank đang bắt đầu biến mất dần.

Bộ Tài chính Nhật Bản lên kế hoạch xoá bỏ hoàn toàn lỗ hổng trốn thuế mà Softbank từng dùng. Công ty này không phải trả 1 đồng thuế nào ở Nhật vào năm ngoái nhờ một chuỗi những giao dịch giấy tờ phức tạp giúp họ báo lỗ thông qua việc chuyển tài sản giữa các đơn vị trong tập đoàn. Nói cách khác, phần lớn lợi nhuận của Softbank năm ngoái không phải đến từ kết quả của những khoản đầu tư khôn ngoan mà phần lớn là nhờ... né thuế.

Những thứ như vậy làm dấy lên sự nghi ngờ, mất lòng tin của các nhà chức trách và truyền thông địa phương với những công ty công nghệ và các ông chủ tỷ phú của họ, bất kể việc đó đã được làm trót lọt và hợp pháp như thế nào. Trong khi đó, Softbank và Son đang cần niềm tin để có thể huy động quỹ Vision Fund thứ 2 trị giá 107 tỷ USD, nhận được cái gật đầu của chính phủ Mỹ để sáp nhập Sprint và tiếp tục thực hiện những thỏa thuận tốt nhất vào những công ty khởi nghiệp. Việc quyết định tung ra gói cứu trợ WeWork ở quy mô như vậy, vào đúng thời điểm nhiều sóng gió nhất dường như không giúp họ xây dựng được niềm tin cần thiết đó.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement