Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nghịch lý ở Ấn Độ: Học càng cao càng dễ thất nghiệp

Việc làm

03/04/2024 11:40

Báo cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho thấy những nhân công có học thức càng cao thì càng dễ thất nghiệp hơn những lao động không được đào tạo chính quy ở Ấn Độ.

Một báo cáo mới của ILO về thị trường lao động Ấn Độ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp là 29,1%, cao hơn gần 9 lần so với tỷ lệ 3,4% của những người không biết đọc hoặc viết. tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có trình độ trung học trở lên cao gấp 6 lần, ở mức 18,4%.

ILO cho biết: "Thất nghiệp ở Ấn Độ chủ yếu là vấn đề của thanh niên, đặc biệt là thanh niên có trình độ học vấn trung học trở lên và tình trạng này ngày càng gia tăng theo thời gian".

Số liệu này cũng là bằng chứng cho cảnh báo của Cựu Thống đốc Raghuram Rajan của Ngân hàng trung ương Ấn Độ về trình độ thấp của lao động nước này sẽ cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế theo thời gian.

"Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Ấn Độ cao hơn nhiều so với toàn cầu. Nền kinh tế Ấn Độ chưa tạo ra được đủ nhiều việc làm trong mảng phi nông nghiệp nhằm đáp ứng lượng cung lao động trẻ có trình độ, khiến tỷ lệ thất nghiệp của người có bằng cấp vẫn ở mức cao", báo cáo của ILO đánh giá.

Nghịch lý ở Ấn Độ: Học càng cao càng dễ thất nghiệp- Ảnh 1.

Những gì ILO công bố cho thấy sự bất hợp lý giữa kỹ năng của người lao động với cơ hội việc làm trên thị trường.

Để so sánh, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi 16-24 tại Trung Quốc vào khoảng 15,3% trong 2 tháng đầu năm nay và đã bị đánh giá là khá cao.

Thế nhưng tại Ấn Độ, tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ trong độ tuổi 15-29 chỉ giảm nhẹ từ 88,6% năm 2000 xuống 82,9% năm 2022. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ có trình độ lại tăng từ 54,2% lên 65,7% cùng kỳ.

Báo cáo của ILO cũng cho thấy sự gia tăng của những công việc tạm thời, bán thời gian, có mức lương thấp như giao đồ ăn. Sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đã gia tăng cơ hội việc làm nhưng trên thực tế không sử dụng hết tiềm năng của người lao động trẻ cũng như vùi dập khá nhiều ước mơ xây dựng sự nghiệp của những sinh viên mới ra trường tại Ấn Độ.

TÚC (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement