Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga 'thua đậm' trong cuộc chiến ở Ukraina?

Phân tích

30/08/2022 18:51

Tờ "Les Echos" nhận định, "Nga là kẻ đại bại trong cuộc chiến ở Ukraina". Tuy cuộc chiến tranh tiêu hao này vẫn chưa kết thúc, nhưng sau 6 tháng, có thể thấy rằng Nga là bên thua thiệt so với các láng giềng phương Tây, và trở thành "chư hầu" của Trung Quốc.
news

Putin tự lao đầu vào chiếc bẫy mà ông giăng ra

Chiến tranh Lạnh đã kết thúc vào ngày 26/12/1991 với sự tan rã của Liên Xô. Nga bắt đầu tấn công Ukraina vào ngày 24/2/2022. Hiện vẫn còn quá sớm để có thể coi đây là "một Chiến tranh Lạnh mới" hay một sự kiện "mở đầu cho Chiến tranh Thế giới thứ ba", "phi toàn cầu hóa", "kỷ nguyên hỗn loạn". Tuy vậy, chúng ta có thể rút ra được một số bài học từ sự kiện này.

Một chuyên gia về Nga khẳng định "Putin không ngu ngốc", nhưng lạc hậu và hết sức vô trách nhiệm. Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu nóng lên và đại dịch đang diễn ra, lý do nào khiến ông nghĩ đến việc sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ?

Tự đánh giá quá cao sức mạnh của mình và coi thường đối thủ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự lao vào cái bẫy mà ông đã giăng ra. Sau những thành công ở Gruzia, Bán đảo Crimea và Syria, Putin tin rằng ông không những là một nhà chiến thuật giỏi, mà còn là một chiến lược gia lớn. Và với logic ngày càng theo kiểu Stalin, không có ai xung quanh ông dám bày tỏ ý kiến.

Chưa có bên nào giành hẳn chiến thắng, cho dù cán cân hiện nay có vẻ nghiêng nhẹ về phía Kiev nhờ trợ giúp của phương Tây. Trên thực tế, cho đến nay, bên chịu nhiều thiệt hại nhất sau 6 tháng là Nga. 

Nước này rơi vào một cuộc chiến tiêu hao trước một đối thủ yếu hơn, cũng như bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Trong cuộc chiến với Ukraina. Nga không những không giành chiến thắng, mà còn có nguy cơ gây ra thảm họa nguyên tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trái Đất.

Nguy cơ về một Chernobyl thứ hai?

Nhật báo Pháp "La Croix" đã có bài báo về nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, một nhà máy điện nguyên tử trong vòng vây chiến tranh. Phải gánh chịu những vụ oanh tạc gần các lò phản ứng, đường điện bị hư hỏng, các nhân viên người Ukraina đã phải làm việc trong điều kiện căng thẳng, khó đưa các phụ tùng bảo trì vào bên trong. Mức độ an toàn của nhà máy đã xuống mức rất thấp kể từ khi rơi vào tay quân đội Nga.

Hai bên đều đổ lỗi cho nhau về những vụ bắn pháo, oanh tạc gần nhà máy trong lúc các nhân viên Ukraina tiếp tục bảo đảm hoạt động trong điều kiện tạm bợ dưới sự kiểm soát của quân đội Nga và các kỹ thuật viên của tập đoàn Rosatom. 

Moscow sử dụng nhà máy điện nguyên tử này để che giấu các thiết bị quân sự, đạn dược, binh lính ở bên trong và khu vực kế cận. Những tuyến đường bộ và đường xe lửa xung quanh cũng được sử dụng cho mục đích hậu cầu.

Nga 'thua đậm' trong cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 2.

Nga hiện đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia nhưng Ukraina đổ lỗi cho Nga trong các cuộc tấn công cơ sở này.

Nga cần lượng điện ở đây để cung cấp cho một phần lãnh thổ chiếm đóng, và bị nghi ngờ là muốn cắt nguồn điện dành cho Ukraina qua việc nhắm vào các đường dây cao thế. Vào thời bình, nhà máy cung ứng 1/5 nhu cầu điện cho Ukraina

Từ ngày 25-26/8, Zaporizhzhia bị tách biệt hoàn toàn khỏi mạng lưới điện quốc gia Ukraina trong nhiều giờ, khi một vụ hỏa hoạn đã làm ảnh hưởng đến đường dây cao thế thứ 4 và cuối cùng - sau khi 3 đường cao thế còn lại bị hư hại vì đạn pháo. Ngay sau đó, công ty EnergoAtom của Ukraina đã kết nối lại đường dây cao thế.

Những nguy cơ dẫn đến thảm họa nguyên tử

Các tòa nhà chứa 6 lò phản ứng (mà chỉ có 2 lò đang hoạt động) được xây dựng để chịu được sự tấn công của những máy bay nhỏ bị rơi xuống và đại bác, nhưng không trụ nổi trước tên lửa. Nhà máy cũng cần đến điện để làm nguội sáu lò phản ứng qua các trạm bơm. 

Trong trường hợp bị cúp điện, có một đường điện dự phòng nối với một nhà máy nhiệt điện. Nếu đường dây này không hoạt động, khoảng 20 tổ máy diesel có thể được sử dụng thay thế để tránh tình trạng lò phản ứng quá nóng. 

Và nếu các máy phát điện diesel bị hỏng hay thiếu nhiên liệu (dự trữ cho 7 ngày) vận hành, các kỹ sư chỉ có 90 phút để ngăn chặn một vụ tai nạn xảy ra. Cuối cùng, một phần chất thải hạt nhân được trữ trong những thùng phi bê-tông, có thể bị tên lửa bắn trúng.

Nga 'thua đậm' trong cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 3.

Người dân ở thành phố Zaporizhzhia sống trong lo sợ hạt nhân.

Thành phố Zaporizhzhia từ ngày 23/8 đã phân phối các viên iốt cho cư dân trong vòng bán kính 50 kilomet xung quanh nhà máy để uống khi có cảnh báo về phóng xạ. Cơ quan EnergoAtom đã yêu cầu người dân hạn chế di chuyển, đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào, và tại những khu vực nguy hiểm hàn chặt các cửa cũng như chuẩn bị thực phẩm, nước uống, quần áo, và các loại giấy tờ cần thiết

Liên hợp quốc đã kêu gọi phi quân sự hóa nhà máy, điều đã bị Moskva bác bỏ, đồng thời cử một phái đoàn thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để đánh giá tình hình. 

Tuy nhiên, ngày 26/8 Nga đã phủ quyết một tuyên bố chung của một hội nghị Liên hợp quốc về Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân (NPT). Các nhà ngoại giao của Kremlin đã phản đối đoạn nhấn mạnh "quan ngại sâu sắc" về các hoạt động quân sự xung quanh nhà máy điện nguyên tử của Ukraina và việc Kiev "không còn kiểm soát được".

Tranh cãi về việc cấp thị thực cho công dân Nga vào EU

Nỗi lo về năng lượng cho mùa Đông sắp tới đã bao trùm trên các trang báo trong lúc chính phủ Pháp vận động người dân tiết kiệm và Liên minh châu Âu (EU) họp bàn về chính sách đối với Ukraina. Chủ tịch Ủy ban châu Âu cam kết sẽ "sánh vai cùng Ukraina cho đến khi nào còn cần thiết". 

Về mặt chính trị, đó là việc trừng phạt cuộc xâm lược của Nga, mà những biện pháp đang được áp dụng là cứng rắn nhất từ trước tới nay. Vấn đề trước mắt là việc cấp thị thực cho công dân Nga. Năm ngoái, đã có hơn nửa triệu khách du lịch Nga xin thị thực vào EU, và các nước láng giềng của Nga đang đề nghị ngưng cấp hẳn.

Nga 'thua đậm' trong cuộc chiến ở Ukraina? - Ảnh 4.

Du khách Nga được kiểm tra hộ chiếu tại cửa khẩu Nuijamaa, Phần Lan.

Phần Lan quyết định chỉ duyệt khoảng 10% hồ sơ, nhưng nhiều khách du lịch Nga vẫn đến Helsinki bằng thị thực của các quốc gia thành viên khác. Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin nhấn mạnh rằng "Thật là bất hợp lý khi người Nga tiếp tục du lịch trong khối Schengen trong lúc Moskva giết hại người dân Ukraina". 

Tổng thống Cộng hòa Séc ủng hộ quan điểm cấm khách du lịch Nga vào EU, tuy nhiên nhiều quốc gia EU khác không đồng tình. Theo Thủ tướng Đức, việc này sẽ gây thiệt thòi cho "tất cả những người đang chạy trốn khỏi Nga vì bất đồng với chế độ Moskva". 

Giới ngoại giao nhấn mạnh việc bảo vệ các nhà ly khai, đối lập, nhà báo và thân nhân của họ đang muốn rời khỏi Nga. Ước tính 300.000 công dân Nga đã rời nước này kể từ cuối tháng 2/2022.

Châu Âu không nên chần chừ thêm

Những hậu quả của cuộc chiến Nga-Ukraina như lạm phát, hoạt động sản xuất chậm lại và ngay cả nguy cơ suy thoái sẽ thử thách sự đoàn kết của châu Âu trong những tháng tới. Moskva đang gánh chịu thiệt hại nặng nề, nhưng Berlin, Rome và Paris cũng bị ảnh hưởng lớn. Đây là thách thức lớn cho các chính phủ châu Âu, thường phải dựa vào các liên minh và đối mặt với công luận.

Những lò luyện kim đang phải ngưng hoạt động, ngành thủy tinh, hóa chất, thép bị ảnh hưởng khi giá năng lượng tăng cao. Chỉ có một cách để châu Âu có thể thay đổi tình thế, đó là chủ động năng lượng. Trước hế, họ phải thay thế khí đốt Nga bằng mọi cách. Châu Âu cần đẩy nhanh việc việc sử dụng các nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, điện gió.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ