Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nga nổi 'cơn thịnh nộ' ở Biển Đen, thị trường ngũ cốc chao đảo

Quân sự

22/07/2023 08:55

Thị trường ngũ cốc thế giới chao đảo khi Nga đã tiến hành đêm không kích thứ 3 liên tiếp vào các cảng của Ukraina ở Biển Đen, đe dọa mọi tàu thuyền đang hướng tới vùng chiến sự này.

Động thái mới của Nga ở biển Đen

Kể từ khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen hôm 17/7, Nga đã dội mưa tên lửa hàng đêm xuống 2 thành phố cảng lớn nhất của Ukraina là Odesa và Mykolaiv. "Cơn thịnh nộ" đã trở nên tồi tệ hơn vào hôm thứ Năm.

Ít nhất 27 thường dân được báo cáo là bị thương trong các cuộc không kích vào các cảng, khiến các tòa nhà bốc cháy và làm hư hại lãnh sự quán Trung Quốc ở Odesa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó xác nhận rằng sóng xung kích của vụ nổ đã đánh sập các phần tường và ô cửa sổ của lãnh sự quán nước này.

Nga nổi "cơn thịnh nộ" ở Biển Đen, thị trường ngũ cốc chao đảo  - Ảnh 1.

Một dân cư bị thiêu rụi sau cuộc không kích vào TP cảng Mykolaiv, Ukraine, hôm 20/7. Ảnh: AP

Ở Mykolaiv, các nhân viên cứu hỏa đã chiến đấu với một ngọn lửa khổng lồ tại một tòa nhà dân cư bằng vữa màu hồng, đã biến thành một đống đổ nát. Một số tòa nhà dân cư khác ở đó cũng bị hư hại.

Nga nổi "cơn thịnh nộ" ở Biển Đen, thị trường ngũ cốc chao đảo  - Ảnh 2.

Nhân viên dịch vụ khẩn cấp làm việc tại địa điểm một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Nga ở Odesa, Ukraine, vào ngày 20/7/2023. Ảnh: AP

Moscow cho biết các cuộc tấn công vào hai thành phố cảng là nhằm trả đũa cho việc Kiev phá hủy một phần cây cầu tới Crimea của Nga hôm 17/7. 

Bộ Quốc phòng Nga cho biết bắt đầu từ nửa đêm 20/7, họ sẽ coi tất cả các tàu đi đến các cảng của Ukraina đều có thể là tàu chở hàng quân sự, cũng như các quốc gia mà tàu mang cờ là các bên tham gia xung đột và theo phe Ukraina, theo hãng tin RIA Novosti.

Nga cũng tuyên bố các khu vực phía đông nam và tây bắc của hải phận quốc tế ở biển Đen tạm thời không an toàn cho giao thông hàng hải, nhưng không nêu chi tiết về các khu vực sẽ bị ảnh hưởng.

Giá ngũ cốc leo thang

Ukraina và Nga nằm trong số các nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Các tín hiệu cho thấy Moscow sẵn sàng sử dụng vũ lực để tái áp đặt lệnh phong tỏa đối với một trong những nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới đã khiến giá cả toàn cầu tăng vọt. 

Giá lúa mì giao sau ở Mỹ ngày 19/7 đã tăng 8,5% - mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ sau khi xung đột Nga - Ukraina nổ ra, theo Reuters.

Nga đã tuyên bố sẽ không tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen kéo dài 1 năm qua nếu không có các điều khoản tốt hơn cho việc xuất khẩu lương thực và phân bón của nước này.

Liên Hợp Quốc cho biết quyết định của Nga đe dọa an ninh lương thực cho những người nghèo nhất thế giới.

Nga nổi "cơn thịnh nộ" ở Biển Đen, thị trường ngũ cốc chao đảo  - Ảnh 3.

Gần 44% hàng xuất khẩu đã được chuyển đến những nước mà Liên Hợp Quốc gọi là các nước có thu nhập cao. Ảnh: Reuters

Phái đoàn Liên Hợp Quốc của Anh cho biết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ họp vào thứ Sáu về "hậu quả nhân đạo" của việc Nga rút quân.

Kiev được cho đang hy vọng nối lại hoạt động xuất khẩu mà không có sự tham gia của Nga. Nhưng không có tàu nào rời cảng kể từ khi Moscow rút khỏi thỏa thuận, và các công ty bảo hiểm cũng tỏ ra e ngại về việc có nên bảo lãnh các hợp đồng thương mại trong vùng chiến sự hay không.

Nga nổi "cơn thịnh nộ" ở Biển Đen, thị trường ngũ cốc chao đảo  - Ảnh 4.

Các khách hàng mua lúa mì ở châu Á đang tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh cho biết đã nói với Kachka rằng họ sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Ukraina. Kiev từ lâu đã tìm cách thuyết phục Bắc Kinh tránh xa Moscow.

Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelenskyy cho biết trên Telegram rằng ông đã nói chuyện với Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed và nói với ông rằng Ukraina vẫn sẵn sàng tiếp tục là người bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.

Cả Ukraina và Nga đều nói đang tìm các giải pháp thay thế để duy trì nguồn cung ngũ cốc sau khi thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc sang châu Phi, Trung Đông và châu Á sụp đổ.

Nga quay lại thỏa thuận ngũ cốc?

Ngày 19/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây đã làm sai lệch hoàn toàn mục đích nhân đạo ban đầu của thỏa thuận ngũ cốc, biến nó thành công cụ kiếm lời và gây thiệt hại trực tiếp cho nông dân Nga.

Theo Hãng tin Tass, ông Putin cũng tuyên bố sẵn sàng quay trở lại sáng kiến ngũ cốc ngay lập tức nếu tất cả các yêu cầu của Matxcơva trong thỏa thuận được đáp ứng, trong đó có nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu với lương thực và phân bón của Nga.

(Nguồn: CNA/Reuters)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement