Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mexico vượt mặt Trung Quốc, thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ

Kinh tế thế giới

11/01/2024 15:42

Mexico trở thành đối tác số một của Mỹ khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới định hình lại chuỗi cung ứng.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố trong tuần này, nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc đã giảm hơn 20% trong 11 tháng năm 2023. Trung Quốc chiếm 13,9% tổng nhập khẩu của Mỹ, tỷ trọng nhỏ nhất kể từ năm 2004, sau khi đạt đỉnh hơn 21% vào khoảng năm 2017. Xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc gần như không thay đổi trong năm nay.

Nhập khẩu của Mỹ từ Mexico đang trên đà lập mức cao kỷ lục vào năm 2023, chiếm tỷ trọng 15% kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ trong 11 tháng đầu năm. 

Cùng với đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng tăng cường xuất khẩu vào Mỹ. Nhập khẩu của Mỹ từ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng vọt lên 124 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023 - con số lớn thứ hai từ trước đến nay cho giai đoạn này. Tỷ trọng của hàng hóa ASEAN trong tổng nhập khẩu của Mỹ đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.

Miếng bánh nhập khẩu từ Mỹ của Nhật Bản vẫn ở mức dưới 5%, ngay cả khi USD tăng giá đã thúc đẩy giá trị các lô hàng của nước này tính bằng đồng yên vào năm ngoái. Thị phần của Nhật Bản đã giảm hơn một nửa kể từ năm 2000 trong bối cảnh trượt dốc kéo dài khi các nhà sản xuất Nhật Bản đẩy mạnh sản xuất tại Mỹ.

Mỹ đang ngày càng đa dạng hóa các nhà cung cấp cho các sản phẩm như điện tử tiêu dùng mà nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Mexico vượt mặt Trung Quốc, thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ- Ảnh 1.

Nhập khẩu điện thoại thông minh từ Trung Quốc giảm khoảng 10%, trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ tăng gấp 5 lần. Máy tính xách tay giảm khoảng 30% ở Trung Quốc nhưng lại tăng gấp 4 lần ở Việt Nam.

Xu hướng này được thúc đẩy bởi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, hợp tác duy trì chuỗi cung ứng trong phạm vi các nước đồng minh và đối tác. Các quan chức thương mại Mỹ ngày 26/12 cũng thông báo nước này một lần nữa gia hạn miễn thuế đối với hàng trăm sản phẩm của Trung Quốc từng bị áp thuế trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt ban đầu được áp đặt dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, áp thuế đối với số hàng hóa có tổng trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc.

Thông báo gia hạn nói trên được áp dụng với 352 sản phẩm của Trung Quốc cũng đã từng chịu thuế trừng phạt, cùng với 77 sản phẩm được miễn trừ liên quan đến đại dịch.

Chính quyền Trump lo lắng về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và tác động của các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc đối với ngành sản xuất của Mỹ, đã có lập trường cứng rắn hơn, gây ra các đợt thuế quan "ăn miếng trả miếng".

Sang thời Biden, chính quyền Mỹ đang xem xét tăng thêm thuế đối với xe điện, thiết bị năng lượng mặt trời và chất bán dẫn. 

Việc thúc đẩy giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng gây tổn hại cho Mỹ khi đẩy giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên, ý tưởng giảm thiểu những rủi ro liên quan đến Trung Quốc nhận được sự ủng hộ từ các nhà lập pháp ở cả hai đảng. Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các quốc gia thân thiện đang nhận được nhiều sự ủng hộ.

Mexico vượt mặt Trung Quốc, thành đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ- Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay với Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrado. Ảnh: Getty Images.

Các công ty Trung Quốc đang phản ứng bằng cách thay đổi cách họ kinh doanh với Mỹ, trong đó một số lựa chọn đầu tư nhiều hơn vào Mexico. 

Hisense bắt đầu sản xuất hàng loạt tủ lạnh và các thiết bị khác cho thị trường Bắc Mỹ vào năm 2022 tại một nhà máy trị giá 260 triệu USD. Nhà sản xuất ô tô JAC Motors đã thành lập một nhà máy lắp ráp ở Mexico và SAIC Motor cũng có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở đó.

Niels Graham tại Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ, cho biết một số hàng nhập khẩu ngày càng tăng của Mỹ từ nhiều quốc gia như Mexico và Việt Nam là "trung gian" chứ không phải là hoạt động sản xuất nội địa mới mà Washington hy vọng sẽ thấy. 

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mexico đang tăng lên, các nhà sản xuất Trung Quốc đã đặt cơ sở ở đó để hoàn tất khâu lắp ráp cuối cùng. Chính phủ Trung Quốc đang gấp rút giảm sự phụ thuộc vào Mỹ về xuất khẩu.

Điều này sẽ nâng cao vai trò của CNY trong thanh toán quốc tế, sử dụng đồng tiền riêng của mình thay vì USD trong các giao dịch với Nga, Trung Đông và Nam Mỹ. 

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga là 100,33 tỷ USD, tăng 50,3% và nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đạt 117,84 tỷ USD, tăng 11,8%. Chỉ tính trong tháng 11 vừa qua, kim ngạch thương mại song phương tăng lên 21,5 tỷ USD, lập mức cao mới kể từ khi xung đột giữa Nga - Ukraina nổ ra vào đầu năm 2022. 

Theo đánh giá của các nhà phân tích, kim ngạch thương mại Trung Quốc và Nga trong 11 tháng của năm nay đã đạt mục tiêu mà hai nước đặt ra trong năm 2019, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch, đồng thời cũng vượt tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước của cả năm 2022.

Doanh số bán ô tô ở nước ngoài của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2023, trên đà vượt qua Nhật Bản để trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. 

Kim ngạch xuất khẩu ô tô nước này năm 2023 đã tăng 62% lên mức kỷ lục 3,83 triệu xe, theo Hiệp hội Xe khách Trung Quốc (CPCA). Trong khi đó, dữ liệu hải quan Nhật Bản cho thấy xuất khẩu xe chở khách đạt 3,5 triệu chiếc trong 11 tháng đầu năm, không bao gồm xe đã qua sử dụng.

Tuy nhiên, hầu hết trong số này là các phương tiện chạy bằng xăng đang đối mặt với nhu cầu nội địa yếu, đang được bán với giá thấp ở Trung Đông và Châu Phi.

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement