Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Meta lần đầu rót vốn vào công ty startup về sức khỏe tâm thần ở châu Á

Startup

09/05/2022 18:06

Là một nhà tiên phong về sức khỏe tinh thần ở châu Á, Ami có trụ sở tại Singapore và Jakata, cố gắng thể hiện sự phát triển thịnh vượng của công ty ở khu vực – và các nhà đầu tư đã thấy được lợi ích từ họ.
news

Tình trạng người lao động kiệt sức do làm việc quá sức và càng trầm trọng hơn khi đạ dịch kéo dài, khiến người sử dụng lao động không thể không thừa nhận sự quan trọng của sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc.

Ami là một nền tảng sức khỏe tâm thần đang phát triển, họ đang dần dần đưa các công ty gia nhập vào nền tảng này. Được thành lập vào tháng 1, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở Singapore và Jakata này nhằm mục đích giúp người lao động ở châu Á dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần hơn thông qua các buổi tư vấn diễn ra trên các nên tảng nhắn tin như WhatsApp.

Người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Justin Kim, cựu học viên Forbes 30 Under 30 Châu Á từ năm 2020, đã phát triển ý tưởng cho Ami cùng với CTO Beknazar Abdikamalov. Cặp đôi này không còn quá xa lạ với nền văn hóa doanh nghiệp đang phát triển – Kim trước đây là chủ sở hữu sản phẩm tại Viva Republica của tỷ phú Hàn Quốc Lee Seung-gun, công ty điều hành siêu thi tài chính Toss, trong khi Abdikamalov làm kĩ sư phần mềm tại Amzon.

Hiện tại sau bốn tháng ra mắt bản beta, Ami đã đóng vòng tài trợ vốn 3 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm nhóm Thử nghiệm sản phẩm mới (NPE) của Meta, một bộ phận ứng dụng thử nghiệm trực thuộc gã khổng lồ công nghệ, đánh dấu khoản đầu tư khởi nghiệp giải đoạn đầu của chủ sở hữu Facebook vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

"Chúng tôi rất ấn tượng trước niềm đam mê và tài năng của nhóm Ami và mong muốn hỗ trợ khi họ xây dựng trên WhatsApp, mang lại cho mọi người ở châu Á một phương pháp khác để hỗ trợ về sức khỏe tinh thần của họ", Sunita Parasuraman, người đứng đầu các khoản đầu tư của NPE tại Meta, công ty sở hữu ứng dụng nhắn tin phổ biến, đã tuyên bố với Forbes.

Thỏa thuận này đánh dấu động thái mới nhất của Meta nhằm mở rộng đầu tư ra ngoài Hoa Kỳ kể từ một thông báo vào tháng 12 năm 2021, sau khi Facebook đổi tên thành Meta, NPE sẽ tìm kiếm những ý tưởng có thể "đáp ứng nhu cầu của một xã hội toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng". Vào tháng 4, NPE thông báo họ sẽ bắt đầu thuê một văn phòng mới ở Seoul, ngoài cơ sở hiện có ở Lagos, thành phố lớn nhất của Nigeria.

Tham gia Meta trong vòng gọi vốn là các nhà đầu tư hiện tại Goodwater Capital (đã hỗ trợ Kakao, Coupang và Viva Republica), Strong Ventures, January Capital và Collaborative Fund.

Meta lần đầu rót vốn vào công ty startup về sức khỏe tâm thần ở châu Á  - Ảnh 1.

Khi thế giới cố gắng khôi phục sau những thiệt hại sâu sắc về kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra, những lời sáo rỗng về việc tạo ra một "bình thường mới" đã được chứng minh là đúng về hạnh phúc của nhân viên. Một báo cáo hồi tháng 3 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy đại dịch Covid-19 đã dẫn đến việc gia tăng 25% số người mắc chứng trầm cảm và lo âu trên toàn thế giới.

Nhìn sang châu Á, một báo cáo năm 2021 từ Viện Y tế Quốc Gia Singapore ước tính rằng chi phí xã hội của sáu chứng rối loạn sức khỏe tinh thần phổ biến là 1,2 tỷ USD mỗi năm, bao gồm cả việc nhân viên nghỉ việc và mất năng suất.

Ngoài Singapore và Jakata – hai trung tâm khởi nghiệp sôi động nhất châu Á – Ami có kế hoạch mở rộng khắp châu Á bằng cách cung cấp cho các công ty có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu một nên tảng hỗ trợ sức khỏe tinh thần chi tiết, vào thời điểm mà các công ty đang tìm kiếm lợi ích để cung cấp cho nhân viên.

"Điều chúng tôi hy vọng là có thể làm cho những cá nhân muốn áp dụng lối sông lành mạnh trở nên chủ động hơn về vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần". Anh Kim chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua video tại nhà riêng ở Singapore. "Vì vậy, họ có thể đối phó với căng thẳng thường xảy ra hàng ngày, hoặc ngăn các vấn đề mất kiểm soát không cần thiết".

Ami cung cấp nền tảng của mình cho các công ty khởi nghiệp, nơi mà những chỉ tiêu khiến môi trường của họ căng thẳng hơn, cũng như bất kỳ công ty nào muốn giữ chân nhân tài hàng đầu trong khu vực. 

"Các huấn luyện viên của chúng tôi sẽ đồng cảm với bạn, nhiều hơn những gải pháp lâm sàng truyền thống nhất định có thể cung cấp, ít nhất kinh nghiệm từng trải của tôi cho thấy điều đó", Anh Kim, người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD) vào năm 2019 cho biết.

Meta lần đầu rót vốn vào châu Á cho công ty startup về sức khỏe tâm thần - Ảnh 1.

Khi được hỏi Ami lựa chọn huấn luyện viên dựa trên tiêu chí nào, Anh Kim lưu ý rằng công ty khởi nghiệp của anh sẽ chú trọng "sức mạnh của sự tương đối" trong việc chọn các huấn luyện viên bản xứ ở từng địa điểm và bao gồm các giảng viên có nhiều nguồn gốc khác nhau, từ các nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép đến các huấn luyện viên nghề nghiệp.

"Mặc dù chúng tôi có giấy phép và chứng nhận hành nghề, nhưng đó không phải là điều duy nhất tạo nên trải nghiệm tốt cho người dùng," Anh Kim nói. "Bạn cần phải có thêm những yếu tố khác mà người dùng đang tìm kiếm … vì vậy đó mục tiêu chúng tôi đề ra để chọ lựa."

Trong quá trình đăng ký, người dùng điền vào biểu mẫu nêu chi tiết vấn đề khiến họ thường xuyên căng thẳng nhất và dựa trên phản hồi này, họ sẽ được ghép nối với một chuyên gia chuyên về các vấn đề đó. 

Giám đốc Kim nói, Ami sẽ tận dụng công nghệ để phân tích những phản hồi này và mang đến trải nghiệm "cực kỳ dễ chịu" cho người dùng, mặc dù các chủ đề trò chuyện sẽ không giới hạn ở bất kỳ chuyên ngành nào.

Do các thành phố khắp châu Á có các yêu cầu khác nhau cũng như những yếu tố và điều kiện để có thể trở thành một cố vấn sức khỏe tâm thần, Ami giải quyết sự khác biệt này bằng cách chỉ định chính các học viên của họ trở thành "huấn luyên viên" trong những buổi diễn thuyết mà họ tổ chức. Những huấn luyện viên này phần lớn sẽ được giới thiệu từ người này đến người khác, anh Kim nói rằng cách này có thể giúp đảm bảo chất lượng nhất định.

Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp như Ami vẫn phải đối mặt với một thách thức dưới hình thức kỳ thị sức khỏe tâm thần, phổ biến trên khắp châu Á. Tiếp cận hỗ trợ sức khỏe tâm thần vẫn là nằm trong khu vực mà khái niệm về bệnh tâm thần nhiều lần bị coi thường. 

Một đánh giá học thuật năm 2020 về kỳ thị đối với bệnh tâm thần ở Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan cho thấy rằng những căn bệnh này được coi là điểm yếu cá nhân và do đó ít được xã hội chập nhận hơn so với các vấn đề khác.

Anh Kim nói rằng liều thuốc giải độc cho sự kỳ thị là điều chỉnh sức khỏe tầm thần như "sức khỏe", mà tất cả mọi người, chứ không chỉ người bệnh tâm thần có thể được hưởng lợi từ đó. Với sự hỗ trợ từ Ami, nhân viên có thể thảo luận bất cứ điều suy nghĩ gì trong đầu của họ, điều này có thể giảm bớt khó khăn khi họ muốn tìm kiếm sự hỗ trợ. 

Dựa trên quá trình chạy thử nghiệm, Ami nhận thấy trung bình có ít nhất 40% nhân viên sử dụng nền tảng này sau hai tháng, trong khi Kim cho biết các giải pháp hiện có trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần được các nhân viên chấp nhận chỉ ở mức độ thấp mà thôi.

Vào cuối ngày, Ami tìm cách thực hiện những chỉnh sửa hữu hình để cải thiện sức khỏe của nhân viên, trong đó các giải pháp chăm sóc sức khỏe khác do các công ty cung cấp chưa được sử dụng đầy đủ hoặc không hiệu quả. 

Giám đốc Kim hy vọng rằng khi ngày càng có nhiều nhân viên chia sẻ nền tảng của Ami, những người dùng miễn cưỡng trước giờ sẽ có thể chủ động dùng thử các dịch vụ - đảm bảo tỷ lệ tương tác và tỷ lệ giữ chân cao.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn đó là sản phẩm sẽ có công ty nào đó mua để quảng bá rộng rãi và thậm chí là có thể được bày bán trên kệ", anh Kim cười. "Điều chúng tôi coi trọng nhất là tỷ lệ nhân viên thực sự sử dụng các giải pháp của chúng tôi và tiếp tục sử dụng các giải pháp đó theo thời gian".

(Nguồn: Forbes)

Thảo Vy
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement