25/01/2024 10:06
Mâm cúng Tất niên năm 2024 đầy đủ nhất
Tất niên là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm làm việc. Mâm cúng tất niên thường được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất với ý nghĩa cầu cho năm mới gia đình được đủ đầy, sung túc.
Cúng tất niên là gì?
Cúng tất niên (hay tất niên, tiệc tất niên) là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Tiệc tất niên là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta.
Tiệc tất niên còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể gắn bó với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn thành kính tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cả nhà suốt năm qua.
Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Theo phong tục tập quán ở mỗi mùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.
Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.
Mâm cúng tất niên 2024
Mâm cúng tất niên luôn được chuẩn bị thịnh soạn, tươm tất với ý nghĩa cầu cho năm mới gia đình được đủ đầy, sung túc.
Tùy theo từng vùng miền mà những món ăn đặc trưng sẽ khác nhau. Ví dụ như miền Bắc thường có canh măng nấu xương, nấu móng giò; canh miến lòng gà; giò lụa; giò xào; bánh chưng;... miền Trung lại có bánh chưng, bánh tét, gà bóp rau răm, giò lụa, thịt heo luộc, giá chua…; còn mâm cúng miền Nam lại đặc trưng với món thịt kho tàu, nem, gỏi tôm thịt, chả giò…
Mâm cúng tất niên miền Bắc
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh măng nấu với móng giò hoặc xương, bánh chưng, các loại giò chả như: giò lụa, giò bò, giò tai,... gà trống luộc nguyên con, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc,...
Bên cạnh đó là một số món ăn bình dị khác như dưa: nộm, thịt nấu đông, dưa muối, hành muối, kiệu muối,...
Mâm cúng tất niên miền Trung
Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên truyền thống của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Miến Huế, gà bóp rau răm, canh măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán, bánh tét,...
Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng nơi mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp. Như ở Quảng Bình mâm cúng tất niên cuối năm có thể có thêm các món: cá rán, sườn chua ngọt (hoặc rim, kho), thịt luộc, giò chả, nem rán,mướp đắng (súp lơ xào), trứng rán, xôi, bánh bột lọc, canh rau củ quả hầm, cháo trắng,...
Mâm cúng tất niên miền Nam
Các món cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, củ cải ngâm nước mắm,...
Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với điều kiện và khẩu vị của gia đình mình.
Nếu như các gia đình không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn thì cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.
Cách bày mâm cúng tất niên
Vào những dịp quan trọng vào cuối năm, việc lau dọn bàn thờ bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài cũng như bày biện lễ vật là điều vô cùng quan trọng. Tùy vào tín ngưỡng, truyền thống mà bạn có thể bày biện theo nhiều cách khác nhau.
Thông thường, cách bày mâm cúng tất niên cần chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa, nếu là cỗ lớn hơn thì chuẩn bị 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát và 8 đĩa. Số lượng có thể tùy thuộc vào quy mô của từng mâm cúng.
Trong mâm cúng, hoa, quả được bày cúng phải là đồ tươi, ăn được, đủ chín thay vì đồ giả hoặc vẫn còn xanh. Mâm ngũ quả nên đặt ở 2 bên thay vì chính giữa bát hương để tránh chắn mất trục khi chính. Ngoài ra, mâm cúng tất niên cuối năm nên có những món nước, vẫn còn nóng hổi được bày ở giữa mâm cỗ để tránh nguy cơ đổ vỡ.
Hướng dẫn làm mâm cúng tất niên ngoài trời
Khác với mâm cúng tất niên trong nhà, chúng ta cần lên danh sách cụ thể xem cúng tất niên gồm những món gì, phải nấu những món gì để mâm cơm đủ đầy thì mâm cúng tất niên ngoài trời không quá đặt nặng về vật chất.
Tùy vào điều kiện và mong muốn của gia chủ mà có thể chuẩn bị. Dưới đây, Homedy gợi ý đến bạn một số lễ vật và mâm cúng tất niên ngoài trời để chuẩn bị như sau: Mâm ngũ quả, hoa tươi, giấy tiền vàng mã, trầu cau, trà, rượu, nước, bánh chưng (bánh tét), xôi, đèn nến.
Cúng tất niên ngoài trời thường được tiến hành vào chiều 30 Tết (có thể là 29 Tết hoặc sớm hơn). Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, cùng nhìn lại thành quả một năm và đón chào thời khắc giao thừa, chúc mừng năm mới với những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement