Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ nhất

Lối sống

24/01/2024 15:16

Theo quan niệm dân gian, mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới sung túc, đầy đủ.

Vì sao phải làm lễ cúng ông Công, ông Táo?

Người ta quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng.

Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Mâm lễ cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cần chuẩn bị những gì cho Lễ cúng ông Công ông Táo?

Theo dân gian, mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới sung túc, đầy đủ.

Đồ cúng ông Công ông Táo gồm:

Mũ ông Táo 3 chiếc: Hai chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và một chiếc cho Táo bà không có phần cánh chuồn.

Quần áo giấy cho Táo: Hai bộ cho nam, một bộ cho nữ.

Hài Táo quân: Hai đôi hài nam, một đôi hài nữ.

Trái cây tươi, cau trầu tươi, hương, nến, rượu nếp hoặc trà, giấy tiền, vàng mã.

Đồ vàng mã sẽ được đốt sau lễ cúng ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo theo dân gian thường gồm:

Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

1 đĩa chả rán, thịt đông

1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho

1 đĩa trái cây

1 ấm trà sen, 3 chén rượu

Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.

Ngoài ra, cá chép là lễ vật không thể thiếu đối trong lễ cúng ông Công ông Táo vì đây là phương tiện để ông Táo lên trời. Nhiều gia đình có thể dùng 3 “ông” cá chép sống hoặc thay cá chép sống bằng món xôi gấc tạo hình cá chép, cũng có thể dùng cá chép giấy đều được, tùy theo phong tục vùng miền và quan niệm của từng nhà.

Với các gia đình cúng chay thuần khiết, mâm cỗ cúng có thể gồm các món canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ.

Theo đó, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chỉ gồm: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống. Khi thắp hương xong, gia chủ sẽ mang cá thả ra sông.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement