24/01/2024 15:15
Văn khấn cúng ông Công ông Táo 2024 chuẩn nhất
Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục truyền thống với nhiều ý nghĩa của người Việt Nam từ lâu đời nay. Dưới đây là bài cúng đưa ông Táo về trời đầy đủ và phổ biến nhất năm 2024.
Ý nghĩa của cúng đưa ông Táo về trời
Theo truyền thuyết dân gian, ông Táo là một vị thần quan sát và cai quản mọi hoạt động của gia chủ trong năm. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của gia đình đó. Đồng thời, ông cũng là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, những điều dơ bẩn, bảo vệ sự bình an cho mỗi gia đình.
Chính vì vậy, phong tục lễ cúng ông Công, ông Táo về trời hay còn gọi là lễ đưa ông Táo về trời mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sung túc hơn. Vào ngày này, mỗi gia đình đều làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần. Không những vậy, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trong gia đình trở về sum vầy, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.
Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Ngày lễ ông Công, ông Táo năm nay sẽ vào thứ 2 ngày 2 tháng 2 năm 2024 (tức 23 tháng Chạp). Tuy nhiên, rất gia đình đã lựa chọn bắt đầu thực hiện lễ khấn cúng từ đầu tuần này.
Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền, cũng như quan niệm nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Theo quan niệm dân gian, ông Công là thần thổ công nên cần được cúng trên bàn thờ chính trong gia đình. Ông Táo là vị thần trông coi việc trong bếp, do vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.
Tuy nhiên, trên thực tế, không có một tài liệu nào quy định rõ ràng về vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công, ông Táo ở đâu. Và hiện nay, vẫn còn khá nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Theo quan niệm của người dân Việt Nam ta, cúng bái luôn là một trong những hình thức yêu cầu phải có sự trang nghiêm và lịch sự. Chính vì vậy, lễ cúng ông Công, ông Táo cũng phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, gọn gàng và trang trọng.
Ngày nay, có rất nhiều gia đình có đặt riêng bàn thờ cho ông Công, ông Táo giúp lễ cúng bái trở nên trang nghiêm hơn. Nhìn chung, dù thực hiện lễ cúng ở vị trí nào đi chăng nữa, nhưng vẫn phải luôn thể hiện được sự trang trọng và gia chủ cũng cần phải thể hiện sự thành tâm của mình.
Văn khấn ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian
Văn khấn ông Công ông Táo mẫu 1
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là :.............
Ngụ tại :.......................
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời :
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Văn khấn ông Công ông Táo mẫu 2
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Con là …, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh, Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa, Tôn Thần, Long Mạch. Ngũ phương, ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement