Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lượng tiền gửi vào ngân hàng lập kỷ lục mới

Ngân hàng

27/11/2023 16:54

Bất chấp lãi suất tiết kiệm giảm chạm đáy, người dân vẫn “đổ” tiền vào ngân hàng. Tổ chức kinh tế cũng gửi tiền vào ngân hàng nhiều bất ngờ.

Số liệu mới nhất này vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong tháng 9, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng 15.935 tỷ đồng. Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 43.723 tỷ đồng tháng 8 liền trước hay mức 43.723 tỷ đồng của tháng 7; 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.

Tuy nhiên, giai đoạn 4 tháng đầu năm, mức tăng bình quân về lượng tiền gửi thêm vào ngân hàng lên đến trên 110.000 tỷ đồng mỗi tháng.

Lãi suất tiết kiệm tính đến cuối tháng 9 đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm, không nhiều ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất 6 %/năm cho khoản tiền gửi 12 tháng. Đà giảm lãi suất kéo dài từ tháng 4 khiến lãi suất hiện đã xuống đáy, thậm chí thấp hơn giai đoạn dịch COVID-19, theo Dân trí.

Lượng tiền gửi vào ngân hàng lập kỷ lục mới- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ghi nhận thị trường về lãi suất huy động, trong khối các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, hiện Vietcombank có mức lãi suất thấp nhất. Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên áp dụng với lãi suất 5 %/năm, còn kỳ hạn 6 và 9 tháng là 3,9 %/năm. Kỳ hạn 3 tháng chỉ còn 2,9 %/năm.

Tại các ngân hàng BIDV, VietinBank và Agribank, lãi suất huy động có cao hơn, như kỳ hạn trên 12 tháng là 5,3%/ năm. Kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng có lãi suất tiền gửi là 4,3%/năm…

Với các ngân hàng tư nhân, lãi suất huy động cũng giảm xuống mức kỷ lục, phổ biến quanh 5,3 - 5,7 %/năm kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên. Còn đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng là 5 %/năm.

Môi trường lãi suất thấp giai đoạn dịch COVID-19 từng khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh sang các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản... Tại 4 ngân hàng lớn có vốn Nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank, mức cao nhất chỉ 5,1-5,3 %/năm.

Tính chung 9 tháng, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt gần 6,45 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 9,95% so với đầu năm, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng cải thiện đáng kể khi có thêm 217.353 tỷ đồng trong một tháng. Tháng 8 liền trước, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng tăng tới 103.501 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9, tiền gửi của các tổ chức ở mức 6,23 triệu tỷ đồng, tăng hơn 4,65% so với cuối năm ngoái.

Tính chung, tiền gửi của cả dân cư và khối tổ chức chảy vào hệ thống ngân hàng đến hết quý 3/2023 đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,3% so với đầu năm.

Ngoài ra, tổng phương tiện thanh toán (gồm cả các khoản giấy tờ có giá) do các nhà băng nắm giữ đến hết tháng 9 đạt hơn 15 triệu tỷ đồng, tăng hơn 5,6%.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong nước. Các kênh đầu tư bất động sản, vàng có nhiều rủi ro, nhất là thị trường bất động sản gần như đóng băng. Do vậy, để đảm bảo tài sản, người dân chọn gửi tiền vào ngân hàng. Đây được xem là kênh giữ tiền an toàn và sinh lợi dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm kể từ tháng 3 trở lại đây.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia cho biết, số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước về tiền gửi cho thấy tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng. Điều này nói lên rằng lãi suất dù giảm nhưng vẫn còn tương đối tốt với mức 5 %/năm kỳ hạn 12 tháng. Bên cạnh đó, những kênh đầu tư khác nói chung hiện vẫn còn nhiều khó khăn.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement