Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cảnh giác với chiêu lừa đảo ngân hàng tinh vi mới xuất hiện

Nóng trong ngày

23/11/2023 14:39

Kẻ lừa đảo tạo ra tình huống giao dịch lỗi, sau đó đề nghị khách hàng chuyển khoản một phần để nhận được hết số tiền là chiêu thức lừa đảo ngân hàng tinh vi mới xuất hiện gần đây.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, gần đây một nạn nhân được thông báo là có hơn 7 tỷ đồng bị treo trên hệ thống. Vì số tiền lớn nên khách hàng cần làm việc với nhân viên ngân hàng giả để lấy tiền. Người này bị dụ dỗ ký một biên bản cam kết mạo danh, trong đó ghi ngân hàng sẽ hoàn tất thủ tục và hoàn trả toàn bộ số tiền đang bị treo sau khi khách hàng nộp đủ số tiền 70 triệu đồng (tương đương 1% số tiền treo trên hệ thống của ngân hàng).

Vị lãnh đạo ngân hàng này chia sẻ, đây là thủ đoạn lừa đảo mới tinh vi. Trong trường hợp nhận được cuộc gọi báo phải làm những bản cam kết giả mạo như vậy, khách hàng cần liên hệ với chi nhánh ngân hàng gần nhất để xác định thực hư.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo ngân hàng tinh vi mới xuất hiện- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thủ đoạn thông báo xác nhận số dư lớn trong tài khoản, thông báo có số tiền lớn bị treo là kiểu lừa đảo mới và có thể diễn ra theo nhiều "biến dạng" khác nhau. Ví dụ, một khách hàng của Eximbank ở Đồng Nai mới đây nhận được thông báo cho biết đang có số dư lớn hơn 1 tỷ đồng trong tài khoản nên cần xác nhận. Thông báo này ghi: "Phía ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng 20% trong tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng, nên khách hàng cần đóng 20% trước để phía ngân hàng xác nhận hơn 800 triệu đồng".

Trong các trường hợp này, nạn nhân có thể không biết vì sao tài khoản của mình được chuyển số tiền lớn nhưng vì lòng tham nên vẫn bị mắc lừa.

Trên thực tế, các chiêu thức lừa đảo mạo danh ngân hàng đã diễn ra phổ biến với nhiều chiêu trò đa dạng. Bất chấp liên tục có những cảnh báo từ cơ quan chức năng và thông tin trên các phương tiện truyền thông đưa tin, nhiều nạn nhân nhẹ dạ cả tin và thiếu tỉnh táo dễ dàng bị chiếm đoạt tài sản.

Trong vài năm trở lại đây, có thể "điểm danh" một số chiêu thức lừa đảo phổ biến nhất như: gửi đường link lạ, link giả mạo website ngân hàng để lấy thông tin người dùng, giả làm nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ vay vốn làm ăn, giả chuyển khoản nhầm,... Có người mất hàng trăm triệu sau một cú điện thoại, có người còn trực tiếp làm việc với đối tượng lừa đảo nhiều lần vẫn bị "mắc bẫy" cho thấy thủ đoạn của tội phạm lừa đảo ngân hàng rất khó lường, theo Vnbusiness.

Theo các chuyên gia, hình thức lừa đảo hiện nay rất đa dạng, tinh vi và khó lường nên để bảo vệ thông tin cá nhân cũng như tài sản của mình, mọi người dân sử dụng dịch vụ của ngân hàng đều nên cảnh giác tối đa. Không chỉ đơn thuần là bị mất tiền oan, nhiều chiêu trò còn nhằm mục đích khác như đánh cắp thông tin cá nhân, bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật khác như đăng kí sim không chính chủ, ví điện tử phục vụ lừa đảo,...

Tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng người dân bị lừa gọi vào hotline từ website tư vấn không chính danh và bị tính cước 8.000 đồng/phút.

Nhận biết được tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM đã rà soát và phát hiện trên ứng dụng Google Maps, phần thông tin tổng đài đã bị sửa thành số 1900.9966.xx. Thông tin của các BHXH tỉnh thành khác cũng bị sửa.

Chiêu trò này của các đối tượng nhằm lừa đảo người dân/đơn vị có nhu cầu liên hệ giải quyết công việc, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, tiếp nhận hồ sơ… qua số hotline giả để thu tiền cước điện thoại với giá cao. Hành vi này có thể gây ảnh hưởng, làm mất uy tín của ngành BHXH và giảm sút niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.

Do đó, người dân cần cảnh giác với các loại hình lừa đảo mới này, cần xác minh kỹ thông tin trước khi thực hiện chuyển tiền hay làm theo hướng dẫn của các đối tượng.

Trên mạng xã hội Facebook gần đây cũng liên tục xuất hiện các nhóm hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo. Tại đây, các thành viên trong nhóm công khai đăng quảng cáo cam kết và khẳng định sẽ hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo chuyển khoản cho những nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt.

Các đối tượng mạo danh là luật sư, kiểm sát viên hay nhân viên bộ phận tài vụ của một ngân hàng lớn... Sau khi thuyết phục và lấy lòng tin của nạn nhân, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán các khoản tiền dưới dạng phí hệ thống, phí pháp lý, hoặc bất kỳ chi phí phát sinh nào khác.

Ngoài việc chiếm đoạt tiền, các đối tượng lừa đảo cũng thu thập được nhiều thông tin cá nhân của nạn nhân để thực hiện các hành vi lừa đảo tiếp theo.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement