Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt dự án lớn đổ về, BĐS công nghiệp Bắc Trung Bộ 'bùng nổ'

Phân tích

18/01/2024 07:57

Nhiều dự án BĐS, xây dựng nhà máy và cầu đường được đầu tư với quy mô lớn đã và đang xuất hiện ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, đem lại những tín hiệu tích cực về sự sôi động trong thời gian tới.

"Quảng Trị là một tỉnh hấp dẫn vì dễ dàng thu hút nhân tài cũng như thuận tiện về giao thông sẽ được cải thiện khi xây dựng một sân bay mới ở đây", Shigeo Fukuda, người đứng đầu bộ phận phát triển các khu công nghiệp ở nước ngoài của Sumitomo Corp., cho biết.

Sumimoto, một trong những tập đoàn Nhật Bản mạnh nhất về kinh doanh tài chính và bất động sản công nghiệp, bắt đầu đổ tiền vào lĩnh vực khu công nghiệp ở Việt Nam.

Công ty TNHH liên doanh phát triển Quảng Trị (QTIP) – liên doanh giữa Sumitomo, VSIP Group và Công ty Amata Biên Hòa của Thái Lan, đã khởi công dự án Khu công nghiệp Quảng Trị vào ngày 15/12. 

Dự án với tên gọi VSIP Quảng Trị tại huyện Hải Lăng - tỉnh Quảng Trị có quy mô 481 ha và tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng. Tổng thời gian phát triển dự án là 12 năm, dự kiến dự án tạo việc làm cho 30.000-40.000 lao động. Các ngành mục tiêu gồm dệt may, giày dép, bao bì và in ấn, chế biến gỗ và nội thất, thực phẩm và đồ uống.

Tại Việt Nam, Sumitomo thành lập KCN Thăng Long vào năm 1997. Đến nay, Sumitomo cũng có KCN Thăng Long II tại Hưng Yên, KCN Thăng Long Vĩnh Phúc tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, "đại gia" này đang hợp tác với Tập đoàn BRG của Việt Nam để xây dựng khu đô thị thông minh phía Bắc Hà Nội với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD.

Loạt dự án lớn đổ về, BĐS công nghiệp Bắc Trung Bộ 'bùng nổ'- Ảnh 1.

Lễ khởi công Khu công nghiệp Quảng Trị tại Quảng Trị ngày 15/12/2023. Ảnh: Báo Quảng Trị.

Ngoài Quảng Trị, khu vực Bắc Trung Bộ còn có 5 tỉnh khác là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế.

Giao thông giữa các tỉnh này và Hà Nội đã được cải thiện nhờ có tuyến đường huyết mạch. Theo dữ liệu của chính phủ, thu nhập trung bình hàng tháng ở khu vực Bắc Trung Bộ thấp hơn khoảng 30% đến 40% so với khu vực xung quanh Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức thu nhập thấp cho thấy dư địa phát triển ở khu vực Bắc Trung Bộ chưa đồng đều. Nhưng nhờ quỹ đất lớn với giá thuê đất thấp hơn các khu vực khác và hệ thống cảng biển dày đặc, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và khu vực miền Trung nói chung đang là mảnh đất hấp dẫn nhiều nhà sản xuất công nghiệp quốc tế tìm đến đầu tư.

Đầu tư nước ngoài vào khu vực Bắc Trung Bộ đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2023, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. 

Nghệ An được ví như "con chim đầu đàn" trên lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI của cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tính đến tháng 8/2023, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 135 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 2.859 triệu USD, đứng thứ 30 cả nước, đứng thứ 8 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

Hiện nay, các khu công nghiệp tại miền Bắc và miền Nam đã phát triển rất sôi động. Sự phát triển ở khu vực phía Nam từ lâu đã được thúc đẩy bởi ngành dệt may, còn các khu vực phía Bắc đã đạt được tăng trưởng kinh tế nhờ đầu tư từ các công ty Hàn Quốc kể từ những năm 2010. Chính vì vậy mà giá thuê đất đã ở mức rất cao, gây hạn chế cho việc thu hút đầu tư mới. 

Trong khi đó, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại miền Trung lại đang sở hữu mức giá thấp hơn cùng lợi thế lớn về quỹ đất, đa dạng các loại hình công nghiệp, nguồn lao động giá rẻ. Đây chính là cơ hội rất lớn cho khu vực này phát triển.

Loạt dự án lớn đổ về, BĐS công nghiệp Bắc Trung Bộ 'bùng nổ'- Ảnh 2.

Cảng nước sâu Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa địa phương và các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ thông thương với Lào và các nước trong khu vực

Gã khổng lồ công nghệ Đài Loan Foxconn, một đối tác lớn của Apple, đã gây chú ý vào năm ngoái với kế hoạch mở một nhà máy mới ở Nghệ An vào tháng 11/2024. Động thái này là một phần trong quá trình nhà lắp ráp iPhone chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.

Quyết định của Foxconn đã khiến những công ty khác trong chuỗi cung ứng của Apple theo sau. Radiant Opto-Electronics, cũng có trụ sở tại Đài Loan, cũng có kế hoạch thành lập nhà máy ở Nghệ An.

Với hệ thống giao thông ngày càng được đầu tư hoàn thiện, kết nối cao tốc Bắc Nam, hệ thống cảng biển với nhiều cảng nước sâu, giá bất động sản còn ở mức thấp, nguồn lao động dồi dào... miền Trung đang sở hữu những nền tảng tốt để phát triển công nghiệp.

Các khu kinh tế như Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị... dù mới nổi lên thời gian gần đây những đã cho thấy sự hoạt động rất hiệu quả. Tiềm năng thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp sản xuất, đầu tư bất động sản công nghiệp của khu vực này là rất lớn.

Tỉnh Thanh Hóa sẽ ưu tiên đầu tư mới kéo dài tuyến đường từ Sân bay Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn, tiếp tục đầu tư phát triển cảng nước sâu Nghi Sơn trở thành cảng lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ và của Việt Nam, đón đầu tuyến các tàu vận tải containrer lớn và mở tuyến vận tải container quốc tế đến Nghi Sơn.

Cùng với giá thuê đất, nguồn lao động ở miền Trung và các tỉnh Bắc Trung Bộ dồi dào cũng là một yếu tố đang tạo sức hút các nhà đầu tư tìm đến các tỉnh Bắc Trung Bộ "làm tổ".

Giới đầu tư nhận định, sự chuyển dịch về dòng vốn đầu tư trong vài năm gần đây ở khu vực Bắc Trung Bộ sẽ ngày càng nhiều khởi sắc và  khiến khu vực này thực sự "thay da, đổi thịt" trong tương lai không xa. 

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement