Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraina có khiến Nga leo thang cuộc chiến?

Kinh tế thế giới

16/05/2022 08:44

Các báo cáo gần đây cho rằng, Mỹ hiện đang giúp quân đội Ukraina trong việc cung cấp thông tin tình báo để nước này tấn công quân Nga. Và giới chuyên gia lo ngại rằng, điều này có thể làm cuộc xung đột tại Ukraina nóng hơn.
news

Ngày 14/4,  tàu tuần dương mang tên lửa hàng đầu của Nga ở Biển Đen, tàu "Moskva" đã phát nổ và chìm sau đó.

Ukraina cho biết họ đã bắn trúng chiếc tàu này bằng hai tên lửa chống hạm, trong khi Điện Kremlin tuyên bố một vụ nổ trên tàu là nguyên nhân gây chìm.

Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy, chính Mỹ đã chỉ điểm cho quân Ukraina bắn con tàu này.

Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ bị cáo buộc chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraina kể từ khi Nga tấn công Ukraina vào ngày 24/2.

Liệu việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraina có khiến Nga leo thang cuộc chiến?   - Ảnh 1.

Ngay từ đầu cuộc chiến, Mỹ được cho là đã chia sẻ thông tin tình báo về quân Nga cho Ukraina.

Báo The New York Times dẫn lời các quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ tuyên bố rằng, nước này đang cung cấp cho người Ukraina thông tin cho phép họ nhắm mục tiêu và giết các tướng lĩnh Nga. Các tuyên bố sau đó đã bị Lầu Năm Góc phủ nhận.

Cả hai vụ rò rỉ đều làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu Tổng thống Dân chủ Joe Biden có thực sự ủng hộ một chính sách đối ngoại mềm mỏng hơn như các tuyên bố trước đó hay không?

Chia sẻ thông tin tình báo tác động đến cuộc chiến như thế nào?

Nhà Trắng cho biết ông Biden "không hài lòng" với các tuyên bố, cho rằng chúng là "sự cường điệu hóa vai trò của chúng tôi" và lấy đi công lao của quân đội Ukraina.

Robert Farley, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Kentucky cho rằng các lực lượng Ukraina đã được Mỹ huấn luyện thành thạo và họ có thông tin tình báo của riêng mình. Tuy nhiên, ông cho rằng cũng không nên bỏ khả năng nguồn tin của tình báo Mỹ được cung cấp cho Ukraina.

Ông nói: "Hoa Kỳ có một tập thể tình báo khổng lồ… Tôi nghĩ điều này có tác động quan trọng đến cuộc chiến".

Nhà phân tích an ninh quốc gia Joe Cirincione cho biết, trong khi Nga nhận thức được rằng Mỹ đang cung cấp thông tin cho Ukraina và điều này có nguy cơ chọc tức Nga.

Làm rò rỉ thông tin về việc tình báo Mỹ tham gia vào các cuộc tấn công "là một quyết định tồi tệ", Cirincione nói.

Tuy nhiên, mặc dù tin tức về các cuộc tấn công này có thể kích động Nga tấn công các lực lượng Mỹ đóng quân trong khu vực, nhưng khả năng Mỹ trực tiếp vướng vào cuộc xung đột là rất nhỏ, Cirincione nói.

Vào đầu cuộc tấn công của Nga vào Ukraina, TT Biden đã loại trừ mọi sự tham gia trực tiếp vào cuộc chiến. Ông nói: "Chúng tôi sẽ không gây chiến chống lại Nga ở Ukraina… Xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga là Thế chiến III, điều mà chúng tôi phải cố gắng ngăn chặn".

Tuy nhiên, việc Mỹ đặt chân vào Ukraina không phải là kịch bản duy nhất có thể xảy ra đối đầu quân sự trực tiếp.

Điều đáng lo ngại về vụ rò rỉ là, Mỹ đã chia sẻ dữ liệu mục tiêu và việc chuyển quân theo thời gian thực của Nga.

Liệu việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraina có khiến Nga leo thang cuộc chiến?   - Ảnh 2.

Có thông tin nói rằng, Mỹ đã chia sẻ vị trí soái hạm Moscow cho Ukrain để nước này tấn công bằng tên lửa. Tàu Moscow bị chìm vào ngày 14/4.

Có sự phân biệt pháp lý giữa việc chỉ cung cấp vị trí khác nhau của Nga có thể đe dọa an ninh của Ukraina và việc đưa ra các quyết định nhắm mục tiêu cụ thể cho Ukraina.

Lầu Năm Góc đã kiên quyết phủ nhận những cáo buộc rằng họ cung cấp thông tin nhắm vào mục tiêu cụ thể.

Farley của Đại học Kentucky, giảng dạy về ngoại giao và an ninh quốc gia, nói rằng không có lý do gì để không tin vào Lầu Năm Góc.

"Tôi không nghĩ rằng Mỹ cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu trực tiếp ... Tôi nghĩ [những gì Mỹ đang làm] khác với việc khuyên Ukraina nên tấn công để giết những người Nga cụ thể", ông nói thêm.

Tuy nhiên, Farley cho biết, cách tiếp cận của chính quyền Biden đối với chính sách đối ngoại dường như đã thay đổi ở đâu đó giữa thời điểm bắt đầu xâm lược của Nga và bây giờ.

"Tôi nghĩ khi cuộc chiến này bắt đầu, mối quan tâm hàng đầu của Mỹ là giúp Ukraina tự vệ. Nhưng bây giờ, hai tháng sau ... tôi nghĩ mục tiêu của Hoa Kỳ đã thay đổi. Ngoài việc giúp Ukraina tự vệ, Mỹ còn muốn làm suy yếu Nga".

Mục tiêu của Mỹ là "làm suy yếu nước Nga" đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin xác nhận.

Sự thay đổi này đã dẫn đến một sự leo thang đáng kể.

Farley nói: "Tôi nghĩ chúng ta đang ở thời điểm quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga trở nên tồi tệ hơn so với thời Chiến tranh Lạnh.

Cách mà Washington đặt lợi ích của Ukraina lên trước lợi ích của mình, ít nhất là một cách công khai, có thể củng cố quan điểm của Nga rằng, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm.

Mỹ khẳng định họ vẫn không phải là một bên chủ động trong cuộc chiến này theo luật pháp quốc tế. Nhưng tính kỹ thuật này có thể không liên quan đến ý thích của Tổng thống Nga Putin.

Liệu việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraina có khiến Nga leo thang cuộc chiến?   - Ảnh 3.

Mỹ đã đào tào và tài trợ rất nhiều vũ khí cho Ukraina từ đầu cuộc chiến đến nay.

Chuẩn tướng về hưu Kevin Ryan, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Harvard's Belfer, cho biết Putin và các nhà lãnh đạo Nga khác đã coi Mỹ đang tham gia một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga.

"Tổng thống Putin và giới lãnh đạo quân sự của ông đã nói rất rõ ràng và công khai rằng họ đang chiến đấu với Mỹ, NATO và phương Tây", chuyên gia này nói thêm.

Ngay cả khi "nếu" Mỹ thực sự cung cấp thông tin tình báo cho Ukraina và tham gia vào cuộc chiến này nhiều hơn mức mà công chúng Mỹ tin tưởng, thì điều này sẽ không có gì ngạc nhiên đối với Putin, chuyên gia Ryan giải thích.

"Trong bài phát biểu của TT Putin vào Ngày Chiến thắng ... ông ấy đã nói nhiều lần rằng áp lực sẽ tăng cao với phương Tây, Mỹ và NATO. Ông ấy chưa bao giờ nhắc đến cái tên Ukraina trong bài phát biểu của mình".

Các chuyên gia được phỏng vấn nhất trí rằng các quan chức Mỹ đề cao vai trò của tình báo trong cuộc chiến này là hành động khiêu khích đối với Nga.

Nhưng bất kể các mục tiêu của chính quyền Biden đã thay đổi như thế nào, tổng thống vẫn kiên quyết rằng ông đang theo đuổi cách tiếp cận mềm mỏng của mình. Cirincione, người có chuyên môn tập trung vào ngoại giao hạt nhân quốc tế, cho biết ngoại lệ duy nhất có thể ảnh hưởng đến các chính sách của ông Biden là một cuộc tấn công hạt nhân vào Kyiv.

"Mỹ không có nghĩa vụ pháp lý phải giúp Ukraine, đồng thời cho biết họ sẽ gửi vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo có lựa chọn", chuyên gia này nói thêm.

Về phía Nga, tiến hành chiến tranh chống lại Mỹ và NATO và các đồng minh khi quân đội của họ đang ở  Ukraina sẽ không phải là khôn ngoan, Farley nói.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga. Và luôn có nguy cơ leo thang. Nhưng leo thang ở thời điểm này không có lợi cho Nga", ông nói.

"Việc Nga cố leo thang cuộc chiến này sẽ là một ý tưởng rất tồi", ông nói thêm.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ