Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi suất tiền gửi các ngân hàng biến động như thế nào trong tháng 7?

Ngân hàng

11/07/2018 08:17

Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ, từ 04-2% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này sẽ giúp dòng tiền lưu thông vào sản xuất.

Giảm nhẹ hoặc ổn định

Hàng loạt ngân hàng vừa công bố lãi suất hy động vốn bằng tiền VND tháng 7. Xu hướng dễ thấy của các ngân hàng là giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp vay tiền với lãi suất thấp hơn, hạn chế người dân đem tiền gửi tiết kiệm mà chọn các hình thức sản xuất, kinh doanh khác.

Chẳng hạn tại Vietcombank, lãi suất tháng 7 cao nhất vẫn ở mức 6,5%. Cụ thể, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và các kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần được áp dụng là 0,1-0,5%/năm. Đối với tiền gửi từ 1 tới dưới 6 tháng, Vietcombank áp dụng mức lãi suất 4,1-4,6%/năm.

Lãi suất tiết kiệm Vietcombank kỳ hạn 6-9 tháng áp dụng ở mức 5,1-5,5%/năm. Gửi tiết kiệm Vietcombank từ 12-24 tháng, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất lần lượt là 6,4-6,5%/năm.

Lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng giảm nhẹ.
Lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng giảm nhẹ.

Trong khi đó, lãi suất Vietinbank tháng 7 cao nhất là 6,8%/năm. Mức lãi suất tiết kiệm của Vietinbank kỳ hạn 24 tháng được điều chỉnh giảm từ 6,9%/năm xuống mức 6,8%/năm.

Còn lại, lãi suất các kỳ hạn khác tại ngân hàng này vẫn giữ ổn định. Cụ thể, người gửi tiền sẽ được hưởng lãi suất từ 4,6-5,1%/năm tương ứng với các kỳ hạn từ 3 tới 6 tháng. Với kỳ hạn dài 12 tháng, Vietinbank áp dụng mức lãi suất là 6,8%/năm.

Một ông lớn khác trong ngành ngân hàng là BIDV cũng có xu hướng giảm lãi suất huy động tiền gửi. Cụ thể, lãi suất huy động vốn bằng tiền VND giảm nhẹ ở kỳ hạn dưới 1 tháng, các kỳ hạn dài hơn duy trì ổn định so với đầu năm. Lãi suất cho vay đã giảm từ giữa tháng 1 và giữ ổn định đến hết tháng 6. 

Hiện tại, lãi suất tiền gửi cao nhất ở BIDV là 6,9% cho kỳ hạn 24-36 tháng. Lãi suất tiền gửi 1-2 tháng là 4,1%/năm. Lãi suất 4,6% được áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng, 5,1% cho 6 tháng, 5,5% cho 9 tháng…

Ở BIDV, lãi suất cho vay hiện nay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung dài hạn khoảng 9-11%/năm. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có mức tín nhiệm cao lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ khoảng 4-5%/năm. 

Không chỉ ở các ngân hàng lớn, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ trung bình cũng bị cuốn vào cuộc đua giảm lãi huy động tiền gửi. Điển hình như lãi suất ngân hàng SHB tháng 7 được điều chỉnh giảm

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm tại SHB áp dụng cho các kỳ hạn 1-3 tháng là 5,1-5,2%/năm. Với kỳ hạn 6 tháng là 6,6%/năm, 9 tháng là 6,7%/năm và 12 tháng là 7,0%/năm. Mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại SHB áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng là 7,3%/năm.

Trong tháng 7 đưa ra chương trình, các khách hàng cá nhân mở sổ tiết kiệm thông minh kỳ hạn từ 18-36 tháng với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên sẽ được hưởng nhiều ưu đãi, tiện ích từ các sản phẩm dịch vụ khác của SHB như thấu chi tài khoản, dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, khách hàng sẽ được cấp hạn mức thấu chi tài khoản, tài sản đảm bảo là sổ tiết kiệm thông minh, với ưu đãi lãi suất vay thấu chi bằng lãi suất gửi, thời gian vay ưu đãi bằng 30% kỳ hạn sổ, hạn mức thấu chi tối đa 90% giá trị gốc của sổ tiết kiệm.

Đồng thời, khi mở thẻ tín dụng quốc tế tại SHB khách hàng sẽ được miễn phí thường niên năm đầu tiên và hoàn phí thường niên các năm tiếp theo nếu chi tiêu năm liền trước từ 20 giao dịch trở lên hoặc tổng giá trị giao dịch đạt 20 triệu đồng.

Còn tại Eximbank, lãi suất tiết kiệm tháng 7 không có biến động so với trước đó. Hiện tại, mức lãi suất cao nhất cho kỳ hạn 24 tháng là 8%/năm. Eximbank cũng vừa triển khai dịch vụ thông báo biến động số dư tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân. 

Cụ thể, từ ngày 4/7 khách hàng Eximbank chỉ cần đăng ký 1 lần cho 1 số sổ tiết kiệm, tiền gửi bất kỳ, hệ thống sẽ thông báo SMS số dư biến động cho tất cả các tài khoản tiết kiệm, gồm các tài khoản tiết kiệm được mở trong tương lai. Khách hàng được miễn phí sử dụng dịch vụ.

Tại Techcombank, khách hàng gửi tiền tiết kiệm sẽ được hưởng mức lãi suất từ 4,6%/năm cho kỳ hạn từ 1-2 tháng. Từ 4,7-5,6%/năm cho kỳ hạn từ 3-9 tháng và 6,5%/năm đối với kỳ hạn 12-24 tháng.

Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày Techcombank nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản tiền gửi và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.

Tương tự, lãi suất tiền gửi ở LienVietPostBank trong tháng 7 cũng được điều chỉnh giảm nhẹ mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 và 6 tháng xuống còn lần lượt 4,6 và 5,1%/năm.

Không tăng phí ATM

Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa rủi ro khi sử dụng thẻ ATM, LienVietPostBank vừa đưa ra một số khuyến cáo cho người sử dụng. Cụ thể, khách hàng không cung cấp thông tin thẻ như số thẻ, ngày hiệu lực thẻ, 3 số ở mặt sau thẻ, mã PIN, mật khẩu Internet Banking và mã OTP cho người khác.

Các ngân hàng phải thu phí rút tiền nội mạng như cũ là 1.000 đồng/lượt.
Các ngân hàng phải thu phí rút tiền nội mạng như cũ là 1.000 đồng/lượt.

Không nên ghi mã PIN ra giấy, sổ tay hoặc lưu trên điện thoại di động, tránh tiết lộ mã PIN hay cho người khác mượn thẻ. Không nên đặt mã PIN bằng các số dễ đoán như ngày sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, biển số xe… nên thường xuyên đổi mã PIN để tránh bị lợi dụng.

LienVietPostBank cũng khuyến cáo khách hàng khi rút tiền tại ATM phải dùng tay che chắn để tránh lộ mã PIN, sau khi rút tiền xong nên kiểm tra đã lấy thẻ và tiền chưa, chờ thông báo kết quả giao dịch hoàn tất trên màn hình ATM trước khi rời đi.

Trong lúc mua sắm, thanh toán tiền bằng thẻ tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng… khách hàng cần phải chú ý quan sát người cầm thẻ tránh thông tin bị đánh cắp.

Liên quan đến việc 4 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank tăng phí rút tiền nội mạng, chiều ngày 10/7 Ngân hàng Nhà Nước đã tuýt còi 4 nhà băng này khi chưa được phép tăng phí lên 1.560 đồng/giao dịch kể từ 15/7.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc xử lý số liệu, quy trình thông tin… phải cần một khoảng thời gian nên các ngân hàng khó có thể tập hợp số liệu, công khai thông tin ngay và kịp lộ trình tăng phí như đã công bố là đến ngày 15/7. 

Hiện tại, các ngân hàng được phép điều chỉnh phí dịch vụ thẻ, trong đó có phí rút tiền nội mạng theo khung quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, phí rút tiền nội mạng cao nhất theo khung quy định là 3.000 đồng/lần rút tiền nội mạng. Tuy nhiên, các ngân hàng mới đang áp dụng ở mức phổ biến là 1.000 đồng/lượt, nếu thêm thuế VAT là 1.100 đồng/lượt rút tiền nội mạng.

Đến sáng nay 11/7, các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank đã điều chỉnh phí rút tiền nội mạng về mức 1.100 đồng/giao dịch, đã gồm thuế VAT. 

Trong khi các ngân hàng đang tìm cách móc túi người tiêu dùng bằng cách tăng phí rút tiền nội mạng thì Techcombank, VPBank, TPBank... lại áp dụng chính sách miễn phí cho khách hàng rút tiền tại cây ATM cả nội mạng lẫn ngoại mạng.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement