Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kỷ lục ngày nóng nhất liên tục bị phá vỡ

Nóng trong ngày

25/07/2024 09:43

Dữ liệu mới từ một cơ quan giám sát của EU cho thấy thế giới đã trải qua ngày nóng nhất được ghi nhận vào ngày 22/7, vượt qua mức cao nhất được thiết lập chỉ 24 giờ trước đó vào ngày 21/7

Trong khi nhiều khu vực trên thế giới đang phải hứng chịu đợt nắng nóng và cháy rừng hoành hành ở một số vùng Địa Trung Hải, Nga và Canada, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu lại tăng lên 17,15°C vào thứ Hai, (ngày 22/7).

Theo Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của EU, nơi theo dõi dữ liệu như vậy kể từ năm 1940, nhiệt độ này cao hơn 0,06°C so với mức kỷ lục của ngày 21/7.

Nhiệt độ được ghi nhận cũng bao gồm cả Nam bán cầu, hiện đang là mùa đông, khiến nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới giảm xuống.

Các nhà khoa học cho biết có khả năng ngày 23 hoặc 24/7 tuần này lại có thể vượt qua kỷ lục của ngày 22/7, vì nhiệt độ đạt đỉnh thường xảy ra theo từng nhóm.

Kỷ lục ngày nóng trước đó là vào tháng 7/2023, khi mốc này liên tục bị phá vỡ trong bốn ngày liên tiếp từ ngày 3/7 đến ngày 6/7. Trước đó, kỷ lục này được thiết lập vào tháng 8/2016.

Điều khiến kỷ lục năm nay trở nên bất thường là, không giống như năm 2023 và 2016 - thế giới vào tháng 4 đã thoát khỏi mô hình khí hậu El Nino, vốn thường khuếch đại nhiệt độ toàn cầu do nước ấm hơn bình thường ở Đông Thái Bình Dương.

Kỷ lục ngày nóng nhất liên tục bị phá vỡ- Ảnh 1.

Lính cứu hỏa cố gắng dập tắt đám cháy rừng gần làng Tabara, gần Zamora, miền bắc Tây Ban Nha, vào ngày 18/7/2022. Ảnh: AFP

Karsten Haustein, nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Leipzig ở Đức, cho biết thật "đáng chú ý" khi kỷ lục lại bị phá vỡ khi thế giới đang ở giai đoạn trung tính của hiện tượng dao động El Nino-Nam bán cầu.

Các nhà khoa học cho biết điều này chỉ ra ảnh hưởng lớn hơn bao giờ hết của biến đổi khí hậu , do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trong việc làm tăng nhiệt độ toàn cầu.

Joyce Kimutai, nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Hoàng gia London và Cục Khí tượng Kenya, cho biết: "Thật đáng báo động khi không có năm nào có hiện tượng El Nino mà chúng ta lại chứng kiến hiện tượng này".

"Chúng tôi đã thấy tín hiệu trở lại mức trung tính và thực tế là gần như La Nina".

Hiện tượng La Nina sẽ dẫn đến sự lạnh đi đáng kể của toàn cầu, che giấu một phần sự nóng lên do biến đổi khí hậu.

"Khi đó, chúng ta thực sự mong đợi nhiệt độ sẽ giảm xuống", bà nói. "Nếu điều đó không xảy ra thì nghĩa là thực sự có điều gì đó không ổn đang xảy ra trên hành tinh của chúng ta".

Cảnh báo sức khỏe ở Châu Á

Tuần này, Trung Quốc đã ban hành một loạt cảnh báo về nắng nóng, với hàng chục trạm thời tiết ở một số vùng miền trung và tây bắc Trung Quốc ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40°C.

Thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Quốc, nơi tổ chức hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu tuần này, đã ban hành cảnh báo đỏ vào sáng thứ Tư sau khi nhiệt độ lên tới 42,2°C.

Đài Loan cũng đang chuẩn bị ứng phó với tác động của cơn bão Gaemi vào thứ Tư, khi các nhà máy và thị trường tài chính đóng cửa do dự báo có mưa lớn.

Tốc độ gió tại tâm bão đang tiến gần đến mức cao thứ hai từng được ghi nhận ở Tây Thái Bình Dương vào chiều 24/7. Cục thời tiết nhà nước Trung Quốc cũng đã ban hành cảnh báo bão đỏ.

Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu đang khiến bão - xoáy thuận nhiệt đới hấp thụ năng lượng từ nhiệt độ đại dương - trở nên dữ dội hơn, có khả năng đạt tốc độ gió lớn hơn và gây ra nhiều mưa hơn.

Nhật Bản cũng trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong suốt tháng 7. Cảnh báo say nắng đã được ban hành tại 39 trong số 47 tỉnh của nước này vào thứ Hai, khi nhiệt độ vượt quá 37 độ C.

Mỹ, Canada và Nga đang nỗ lực ngăn chặn cháy rừng

Hơn 40 triệu người Mỹ đang phải đối mặt với nhiệt độ nguy hiểm vào thứ Ba, chủ yếu ở miền tây nước Mỹ, nơi gió giật và điều kiện khô hạn đã gây ra hàng chục vụ cháy rừng.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cho biết nhiệt độ cao sẽ tiếp tục bao phủ một khu vực trải dài từ phía bắc tây nam Hoa Kỳ qua Nevada và vào Idaho và Montana trong hai ngày tới trước khi nhiệt độ dịu hơn vào ngày 26/7.

Tỉnh Alberta ở phía tây Canada cũng đang phải vật lộn với hàng chục vụ cháy rừng khiến hàng nghìn người phải sơ tán, bao gồm cả người dân ở Công viên quốc gia Jasper vào đêm 22/7.

Ngay cả vùng cực bắc cũng đang phải hứng chịu đợt nắng nóng.

Nhiệt độ tại Fairbanks, Alaska dự kiến đạt 31°C vào 24/7, gần chạm mức kỷ lục trước đó, trong khi nhiệt độ ở một số vùng Bắc Cực thuộc Canada, Nga và Na Uy cao hơn 9°C so với mức trung bình cơ sở từ năm 1979 đến năm 2000 vào thời điểm này trong năm.

Cơ quan lâm nghiệp nhà nước của Nga đã phải chiến đấu với hàng chục vụ cháy ở Siberia trong những ngày gần đây khi mùa hè nóng bất thường làm gia tăng hỏa hoạn.

Sóng nhiệt khắp châu Âu

Tại châu Âu, Tây Ban Nha đã phải chịu đựng nhiệt độ cao trong đợt nắng nóng thứ hai của mùa hè, xảy ra vào 23/7, chỉ bốn ngày sau khi đợt đầu tiên kết thúc. Nhiệt độ dự kiến sẽ đạt đỉnh vào thứ Tư, với ít nhất một đám cháy rừng bùng phát ngoài tầm kiểm soát ở phía đông bắc của đất nước.

Cơ quan dự báo thời tiết AEMET đã đưa khoảng một nửa lãnh thổ Tây Ban Nha vào tình trạng báo động cam vì nắng nóng và một phần vùng phía đông Extremadura vào tình trạng báo động đỏ, dự báo nhiệt độ tối đa là 44°C.

Trong khi đó, đợt nắng nóng dài nhất từ trước đến nay của Hy Lạp đã chính thức kết thúc vào ngày 24/7 sau 16 ngày, phá vỡ kỷ lục được thiết lập vào năm ngoái.

"Điều đáng chú ý là kỷ lục đã bị phá vỡ rất nhanh, chỉ trong năm tiếp theo", Kostas Lagouvardos, giám đốc nghiên cứu của Đài quan sát quốc gia Athens, cho biết.

Ông Lagouvardos cho biết mặc dù nhiệt độ trong đợt nắng nóng mới nhất, đợt nắng nóng thứ hai ở Hy Lạp vào mùa hè này, không quá khắc nghiệt nhưng nhiệt độ ban đêm không xuống dưới 30°C ở một số khu vực, làm trầm trọng thêm tác động của tình trạng căng thẳng do nhiệt đối với con người.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement