Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm nay

Kinh tế thế giới

23/11/2022 14:37

Mặc dù không dự đoán suy thoái toàn cầu, nhưng OECD cho biết đó là "một triển vọng rất, rất thách thức" cho năm nay và năm tới.

Bị cản trở bởi lãi suất cho vay cao, lạm phát và cuộc chiến của Nga tại Ukraina khiến nền kinh tế thế giới sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm nay và thậm chí mức tăng trưởng chậm hơn nữa vào năm 2023, theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo ước tính của OECD, nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 5,9% vào năm 2021.

Dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm nay - Ảnh 1.

Mọi người đi ngang màn hình hiển thị chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản. Ảnh: AP

Cũng theo OECD dự báo, năm tới sẽ còn tồi tệ hơn và nền kinh tế toàn cầu sẽ chỉ tăng trưởng khoảng 2,2%.

"Đúng là chúng tôi không dự đoán suy thoái toàn cầu", Tổng thư ký OECD Mathias Cormann cho biết tại một cuộc họp báo vào hôm 22/11. "Nhưng đây là một triển vọng rất, rất thách thức, và tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy thoải mái với dự báo tăng trưởng toàn cầu 2,2%".

OECD, một tổ chức bao gồm 38 quốc gia thành viên, hoạt động để thúc đẩy thương mại và thịnh vượng quốc tế, đồng thời đưa ra các báo cáo và phân tích định kỳ.

Các số liệu từ OECD cho thấy, 18% sản lượng kinh tế ở các nước thành viên được chi cho năng lượng sau khi Nga tấn công quân sự Ukraina khiến giá dầu và khí đốt tự nhiên bị đẩy lên cao. Điều đó đã khiến thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, làm tăng trưởng chậm lại và thúc đẩy lạm phát.

Cormann cho biết, lạm phát – phần lớn do giá năng lượng cao – "đã trở nên phổ biến và dai dẳng" trong khi "thu nhập thực tế của các hộ gia đình ở nhiều quốc gia đã suy yếu bất chấp các biện pháp hỗ trợ mà nhiều chính phủ đã triển khai".

Tăng trưởng ở châu Âu và Mỹ ảm đạm

Trong dự báo mới nhất của mình, OECD dự đoán rằng nỗ lực mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nhằm chế ngự lạm phát bằng lãi suất cao hơn - cơ quan này đã tăng lãi suất cơ bản sáu lần trong năm nay, với mức tăng đáng kể - sẽ khiến nền kinh tế Hoa Kỳ gần như ngừng hoạt động. OECD dự kiến Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ tăng trưởng 1,8% trong năm nay – giảm mạnh so với 5,9% vào năm 2021 và chỉ tăng 0,5% vào năm 2023 và 1% vào năm 2024.

Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán Hoa Kỳ sẽ bước vào ít nhất một cuộc suy thoái nhẹ vào năm tới, mặc dù OECD không dự đoán cụ thể.

Báo cáo dự đoán lạm phát của Mỹ, mặc dù giảm tốc, vẫn cao hơn mục tiêu hàng năm 2% mà FED đưa ra vào năm tới và đến năm 2024.

Dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng 3,1% trong năm nay - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Dự báo của OECD đối với 19 quốc gia châu Âu dùng chung đồng tiền euro, vốn đang chịu đựng cuộc khủng hoảng năng lượng từ cuộc chiến tranh của Nga, hầu như không sáng sủa hơn. Tổ chức này dự đoán khu vực đồng euro sẽ mức tăng trưởng chung chỉ 0,5% vào năm tới trước khi tăng tốc nhẹ lên 1,4% vào năm 2024.

OECD cũng dự đoán rằng giá tiêu dùng sẽ tăng 8,3% trong cả năm 2022 và 6,8% vào năm 2023.

Châu Á có mức tăng trưởng tốt

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, bất kể tăng trưởng nào mà nền kinh tế quốc tế tạo ra trong năm tới, phần lớn sẽ đến từ các quốc gia có thị trường mới nổi ở châu Á.

Tổ chức này ước tính rằng các nước ở châu Á sẽ chiếm 3/4 tăng trưởng thế giới vào năm tới trong khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu chững lại. Chẳng hạn, kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm nay và 5,7% trong năm tới.

Nền kinh tế Trung Quốc, cách đây không lâu đã tự hào về tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số, sẽ chỉ tăng trưởng 3,3% trong năm nay và 4,6% vào năm 2023. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gặp khó khăn do sự yếu kém trong thị trường bất động sản, nợ nần chồng chất và chế độ zero Covid hà khắc. Các chính sách COVID đã làm gián đoạn hoạt động thương mại.

Được hỗ trợ bởi chi tiêu lớn của chính phủ và tỷ lệ vay thấp kỷ lục, kinh tế thế giới đã vượt lên khỏi cuộc suy thoái do đại dịch vào đầu năm 2020. Sự phục hồi mạnh mẽ đến mức làm quá tải các nhà máy, cảng và bãi vận chuyển hàng hóa, gây ra tình trạng thiếu hụt và giá cả cao hơn.

Tuy nhiên, cuộc chiến ở Ukraina vào tháng 2 đã làm gián đoạn thương mại năng lượng và thực phẩm, đồng thời đẩy giá cả tăng cao hơn nữa.

Sau nhiều thập kỷ lãi suất cực thấp, hậu quả của lạm phát và lãi suất cao thường xuyên là không thể đoán trước.

"Các chiến lược tài chính trong thời gian dài áp dụng lãi suất siêu thấp có thể bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng nhanh và gây căng thẳng theo những cách không mong muốn", OECD cho biết trong báo cáo hôm thứ Ba.

Lãi suất cao hơn được thiết kế bởi FED và các ngân hàng trung ương khác sẽ gây khó khăn cho các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt, đồng USD mạnh hơn sẽ gây nguy hiểm cho các công ty nước ngoài vay bằng đồng tiền Mỹ và có thể thiếu phương tiện để trả khoản nợ hiện đang đắt đỏ hơn.

(Nguồn: ACB News)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement