Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 18/11: VIB, DBC, VNM, POW

Chứng khoán

17/11/2022 18:35

VIB, DBC, VNM, POW là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 18/11, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị VIB: Mua với giá mục tiêu 27.700 đồng/CP

CTCK MB - MBS: MBS duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, tuy nhiên điều chỉnh giảm mức giá mục tiêu xuống còn 27.700 đồng/cp so với mức 34.900 đồng/cp trong báo cáo trước đó. Việc điều chỉnh mức giá mục tiêu của MBS đến từ việc tăng chi phí vốn trong Phương pháp định giá RI và giảm P/E toàn ngành theo sự điều chỉnh của thị trường.

Luận điểm đầu tư: Cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính: Mảng cho vay mua nhà và cho vay mua xe vẫn tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của VIB trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, mảng kinh doanh thẻ cũng đóng góp đáng kể vào danh mục cho vay bán lẻ của ngân hàng này.

MBS cho rằng hiện tại NHNN đang khá thận trọng trong việc nới room tín dụng cho các NHTM trong nửa cuối năm 2022 nhằm kiểm soát lạm phát. Do đó, khả năng cao ngân hàng sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% cho cả năm 2022 dù các mảng cho vay chủ lực của ngân hàng này đang là những mảng cho vay được chú trọng và là thị trường mà hầu hết các NHTM khác đang hướng tới. 

Trong năm 2022, MBS kỳ vọng mảng cho vay bán lẻ của VIB sẽ đạt mức tăng trưởng 15% và tăng lên mức 20% trong năm 2023 với kỳ vọng lạm phát được kiểm soát.

NIM vẫn tăng nhẹ dù lãi suất huy động tăng mạnh: Trong 9T2022, tăng trưởng tín dụng có phần chậm lại so với cùng kỳ đó do bị hạn chế bởi room tín dụng hiện tại nhưng NIM hợp nhất của VIB vẫn gia tăng nhẹ so với cùng kỳ và cả năm 2021. Chi phí vốn tăng lên mức 3,9% trong 9T2022 nhưng nhờ lãi suất cho vay có sự tăng trưởng mạnh hơn giúp NIM được cải thiện.

Trong năm 2022, MBS vẫn kỳ vọng NIM của VIB sẽ đạt khoảng 4,8% và có xu hướng giảm dần trong năm 2023 khi các mức lãi suất huy động cao bắt đầu phản ánh vào KQKD của các ngân hàng. NIM trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ giảm về mức 4,7%. Thu nhập ngoài lãi được đẩy mạnh trong bối cảnh room tín dụng thấp.

MBS cho rằng, trong bối cảnh room tín dụng không còn quá "nới lỏng" thì các hoạt động ngoài lãi sẽ là mũi nhọn giúp VIB tiếp tục duy trì tỷ lệ ROE ấn tượng của mình. Bên cạnh các hoạt động kể trên, xử lý nợ cũng là một trong những hoạt động cần đẩy mạnh vừa đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng từ các khoản lãi dự thu vừa có thể giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản.

Ngoài việc nâng cao ROE, việc tập trung vào các hoạt động như xử lý nợ hay chuyển đổi số cũng giúp ngân hàng cải thiện tỷ lệ CIR, chỉ số hiện đang khá cạnh tranh trong toàn ngành.

Rủi ro đầu tư: Room tín dụng đang là vấn đề với toàn ngành khi mà áp lực lạm phát khiến NHNN rất dè dặt trong việc nới room. Cộng với việc gia tăng lãi suất, NIM của VIB nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung có thể suy giảm mạnh hơn dự kiến và trực tiêp ảnh hưởng đến KQKD của VIB.

Mảng cho vay chủ lực của VIB là bán lẻ hiện tại đang bị cạnh tranh khá khốc liệt bởi những ngân hàng lớn như VCB, CTG, TCB, VPB, MBB,… . Những ngân hàng này với tỷ trọng KHDN cao sẽ giúp mang về những khoản CASA lớn và do đó giúp họ có được lợi thế về mặt chi phí vốn hơn so với VIB. 

Ngoài ra, những ngân hàng thực hiện chuyển giao bắt buộc như MBB và VCB được ưu tiên hơn trong việc cấp room tín dụng, mà các ngân hàng này cũng đang tập trung vào cho vay bán lẻ nhiều hơn cũng khiến cho lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ như VIB giảm đi.

Dự phóng KQKD năm 2022 và khuyến nghị: MBS dự phóng TOI của của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 18.107 tỷ đồng (+21,6% YoY), LNTT đạt 10.451 tỷ đồng (+30.5% YoY), chi phí DPRRTD đạt 1.319 tỷ đồng (- 17,4% YoY). Thu nhập từ lãi chiếm 77,5% TOI. 

Chi phí hoạt động đạt 6.337 tỷ đồng (+20,0% YoY), tỷ lệ CIR đạt mức 35%; Tăng trưởng tín dụng đạt mức 13.5%, tương đương với room hiện tại; NIM của VIB trong năm 2022 sẽ đạt 4,8%. ROE và ROA lần lượt đạt mức 29,5% và 2,5%; NPL và LLR lần lượt đạt 2,35% và 57,9%.

Khuyến nghị cổ phiếu 18/11: VIB, DBC, VNM, POW - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu VIB trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị DBC: Mua với giá mục tiêu 14.800 đồng/CP

CTCK MBS: Khuyến nghị mua cổ phiếu DBC của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam với định giá cổ phiếu ở mức 14.800 đồng/cp. Hoạt động của công ty đang gặp khó khăn, lợi nhuận của công ty giảm trong năm 2022-2023 nhưng sẽ ổn định và tăng trưởng trở lại khi chu kỳ giá hàng hoá nguyên liệu giảm trong các năm tiếp sau.

Hoạt động kinh doanh: Trong 9 tháng đầu năm, mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi bị suy giảm lợi nhuận nhưng nhờ các dự án bất động sản hoàn thành và hạch toán 843 tỷ đồng doanh thu và 364 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý 3 giúp DBC đạt lợi nhuận trước thuế luỹ kế 305,5 tỷ đồng.

Triển vọng quý 4.2022: MBS dự báo trong quý 4, diễn biến giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao trong khi giá đầu ra không tăng. Phần doanh thu và lợi nhuận mảng bất động sản đã hạch toán trong quý 3/2022 nên doanh thu quý 4 dự báo đạt 2.221 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 26 tỷ đồng, đưa doanh thu cả năm lên mức 11.561 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 331 tỷ đồng, tăng 6,9% về doanh thu và giảm 66% về lợi nhuận so với 2021.

Rủi ro đầu tư: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng giá làm giảm biên lợi nhuận gộp: tình hình địa chính trị vẫn phức tạp, diễn biến lạm phát và tỷ giá vẫn đang trong giai đoạn phức tạp. Giá nông sản nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi có thể biến động mạnh; Dịch bệnh gia súc, gia cầm làm ảnh hưởng đến sản xuất con giống, chăn nuôi và tái đàn; Vấn đề thủ tục, pháp lý có thể phát sinh tại các dự án bất động sản đang triển khai.

Khuyến nghị cổ phiếu 18/11: VIB, DBC, VNM, POW - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu DBC trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị VNM: Giá mục tiêu 12 tháng 85.000 đồng/CP

CTCK SSI - SSI Research: SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu VNM lên khả quan (từ trung lập), với giá mục tiêu 12 tháng mới là 85.000 đồng/cp (điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng) – tương ứng với tiềm năng tăng giá 14%. Giá mục tiêu cao hơn của SSI dựa trên phương pháp DCF và hệ số P/E năm 2023 không đổi là 18 lần, đồng thời phản ánh triển vọng lợi nhuận được cải thiện trong giai đoạn 2023~2025.

VNM là một cổ phiếu phòng thủ, và giá cổ phiếu ít biến động hơn so với thị trường chung. Về dài hạn, SSI dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2022~2025 chỉ là 5,1%, đây thực sự là mức không hấp dẫn đối với các nhà đầu dài hạn trên 1 năm và ưa thích tăng trưởng.

Khuyến nghị cổ phiếu 18/11: VIB, DBC, VNM, POW - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu VNM trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị POW: Khả quan

CTCK Bản Việt – VCSC: VCBS điều chỉnh giảm 13% giá mục tiêu cho Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) xuống 14.400 đồng/cp nhưng nâng khuyến nghị từ khả quan lên mua. VCBS xem POW là một cơ hội đầu tư vững chắc đối với khả năng tiêu thụ điện năng ổn định của Việt Nam và việc chuyển đổi cơ cấu sang LNG với các nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 & 4 trong tương lai.

Giá mục tiêu thấp hơn của VCBS là do điều chỉnh tăng dự phóng phần bù rủi ro và chi phí nợ trong định giá của VCBS, lần lượt 100 điểm cơ bản và 300 điểm cơ bản, cũng như điều chỉnh giảm 4% dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2031 của VCBS. Những yếu tố này lớn hơn tác động tích cực việc cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2023.

Dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2031 của VCBS giảm là do dự báo sản lượng chung của VCBS thấp hơn. VCBS giảm dự báo sản lượng lợi nhuận nhiều nhất đối với nhà máy Cà Mau (do cạnh tranh mạnh mẽ từ điện gió) và Nhơn Trạch 1 (do POW có khả năng đảm bảo lượng khí nguyên liệu từ GAS thấp hơn dự kiến).

Khuyến nghị cổ phiếu 18/11: VIB, DBC, VNM, POW - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu POW trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement