Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 13/10: MBB, FPT, TLG, ACV

Chứng khoán

12/10/2022 18:43

MBB, FPT, TLG, ACV là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 13/10, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị MBB: Mua với giá mục tiêu là 33.800 đồng/CP

CTCK Phú Hưng - PHS: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank, HOSE - Mã: MBB) được thành lập từ năm 1994. MBB một tập đoàn tài chính đa năng với ngân hàng mẹ MB tại Việt Nam & nước ngoài (Lào, Campuchia) và các công ty thành viên (trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính tiêu dùng, quản lý quỹ, quản lý tài sản, bảo hiểm nhân thọ). Ngân hàng đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2026 đạt quy mô 20 triệu khách hàng; Tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) tối thiểu ~23%/năm; Các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả top 3 thị trường.

Top 2 ngân hàng có Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành. ROE của MBB liên tục cải thiện trong giai đoạn từ 2016-2021 từ 11.7% vào năm 2016 lên 23,5% vào năm 2021. Lũy kế 12 tháng gần nhất, ROE của MBB đat 25,8%, cải thiện 2,3% so với cuối năm 2021, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ (1) NIM vượt trội và (2) Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt.

MBB có các quyền lợi chính sau khi nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD: (1) MB không phải thực hiện hợp nhất BCTC của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc đó khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; (2) Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2x 3-5 năm; (3) Việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) sẽ tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu cho MBB và những lợi ích khác.

PHS dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2022 của MBB đạt 20,3%YTD, nhờ (1) Chất lượng tài sản tốt; (2) Nhận chuyển nhượng bắt buộc 1 TCTD. Nền kinh tế Việt Nam được World Bank dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2023. Qua đó, PHS dự phóng tăng trưởng tín dụng năm 2023 của MBB đạt 18,4%YTD. Do áp lực gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay được khuyến khích giữ ổn định, PHS ước tính NIM của MBB đạt 5,34% vào năm 2022, tăng 18 bps so với cuối năm 2021.

PHS cho rằng xu hướng tăng lãi suất sẽ tiếp tục trong năm 2023, dù vậy, PHS ước tính NIM của MBB sẽ cải thiện 4 bps so với cuối năm 2022 lên 5,38% nhờ (1) Tỷ lệ CASA vượt trội; (2) Được hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ để cho vay Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc; (3) danh mục trái phiếu doanh nghiệp góp phần mở rộng NIM, nhưng cũng mang lại cho MBB nhiều rủi ro; (4) LDR mở rộng.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MBB là 33.800 đồng/cp. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/10: MBB, FPT, TLG - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu MBB trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị FPT: Khả quan với giá mục tiêu 96.700 đồng/CP

CTCK SSI - SSI Research: Công ty CP FPT (HOSE - Mã: FPT) có vị thế tiền mặt ròng là 4,9 nghìn tỷ đồng, đây sẽ là một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lãi suất cho vay tăng. Đây cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh khác của FPT so với các công ty khởi nghiệp với dòng tiền yếu hơn. Hơn nữa, SSI tin rằng sự cạnh tranh từ các công ty CNTT khởi nghiệp & quy mô nhỏ có thể được giảm bớt do việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh gặp trở ngại trong môi trường lãi suất tăng.

FPT hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 14,2 lần và 11,6 lần với mức tăng trưởng EPS lần lượt là 23% và 22%, tương đương với tỷ lệ PEG hấp dẫn là 0,6-0,5 lần. Hiện tại, mức giá mục tiêu 1 năm là 96.700 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 36% và khuyến nghị KHẢ QUAN. Hiện tại SSI vẫn đang tiếp tục thận trọng theo dõi tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với mức chi tiêu cho CNTT.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/10: MBB, FPT, TLG - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu FPT trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị TLG: Mua với giá mục tiêu 63.500 đồng/CP

CTCK Bản Việt – VCSC: VCSC nâng giá mục tiêu cho cổ phiếu TLG của Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (sàn HOSE) thêm 6% lên 63.500 đồng/cp và nâng khuyến nghị từ 'Khả quan lên Mua'.

Giá mục tiêu cao hơn của VCSC là do tác động tích cực của dự báo tổng LNST giai đoạn 2022- 2026 tăng 10%, chủ yếu là do VCSC 1) đánh giá tích cực hơn về biên LN gộp của TLG trong giai đoạn này, và 2) giả định tỷ lệ chi phí bán hàng & hành chính trong doanh thu thấp hơn. Tác động tích cực này bị ảnh hượng một phần bởi VCSC tăng WACC lên 11,3% từ 11,1%.

TLG công bố LNST sơ bộ 8 tháng đầu năm 2022 cao đạt 396 tỷ đồng (+137% YoY) do doanh thu phục hồi từ mức thấp trong năm 2021 do COVID-19 trong khi biên LN tiếp tục tăng mạnh hơn dự kiến của VCSC đã đưa ra trong Báo cáo cập nhật ngày 23/08/2022 của VCSC.

Do đó, VCSC nâng dự phóng LNST năm 2022 thêm 18% đạt 461 tỷ đồng (+66% YoY) khi VCSC tăng dự báo doanh thu thêm 6% và nâng dự phóng biên LN từ HĐKD (EBIT) lên 16,3% so với 14,5% trước đó.

Bất chấp kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2022 tích cực, giá cổ phiếu TLG đã giảm 25% so với mức đỉnh lịch sử trong tháng 9/2022 do tâm lý thị trường kém khả quan. VCSC cho rằng định giá của TLG là hấp dẫn với P/E dự phóng 2022/2023F là 9,8/8,9 lần so với mức trung bình P/E trượt của các công ty cùng ngành là 12,6 lần với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 29% trong giai đoạn 2021 - 2024.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/10: MBB, FPT, TLG - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu TLG trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị ACV: Khả quan với giá mục tiêu 88.000 đồng/CP

CTCK SSI (SSI): Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi giả định Trung Quốc sẽ nới lỏng và dần dỡ bỏ chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và chính sách Zero- COVID vào quý I/2023, sau Đại hội Đảng Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2022. Đó sẽ là chất xúc tác lớn cho toàn ngành, để khôi phục cả lượng khách đi và đến.

Để lượng hành khách và doanh thu, lợi nhuận trở lại mức bình thường trước COVID, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần đợi đến giữa năm 2024.

Về rủi ro lãi suất và tỷ giá, chúng tôi thấy rủi ro này không đáng quan ngại đối với ACV. Cụ thể, Công ty hiện đang có khoản vay dài hạn 78 tỷ Yên (kỳ hạn 40 năm) với lãi suất cố định.

Chúng tôi cũng giả định rằng đồng Yên Nhật sẽ có xu hướng giảm giá so với VND trong 1-2 năm tới, do đó rủi ro lỗ tỷ giá là không cao. Tuy nhiên, trong các dự án sắp tới nói trên, rủi ro này có thể tăng lên do các khoản vay mới sẽ không còn là vốn vay ODA nữa mà là các khoản vay thương mại với lãi suất thả nổi và cao hơn. Do đó, chúng tôi khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 88.000 đồng/CP.

Khuyến nghị cổ phiếu 13/10: MBB, FPT, TLG, ACV - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu ACV trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement