Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

IEA hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu do mức tiêu thụ suy yếu của OECD

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã điều chỉnh giảm dự đoán về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay do mức tiêu thụ thấp hơn dự kiến và hoạt động công nghiệp sụt giảm ở các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Nhu cầu năm 2024 được điều chỉnh thấp hơn xuống 1,2 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 100.000 thùng/ngày so với ước tính tháng trước, cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo tháng 4 hôm 12/4.

Sự gia tăng nhu cầu dầu "tiếp tục mất đà trên toàn cầu", với thị trường ghi nhận mức tăng trưởng quý đầu tiên là 1,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 120.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó "do nguồn cung cấp của OECD đặc biệt yếu".

IEA cho biết dự báo thấp hơn cũng dự kiến sẽ tiếp tục trong năm 2025, với mức tăng trưởng nhu cầu trong năm tới dự kiến sẽ giảm tốc hơn nữa xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày.

"Với sự phục hồi sau COVID hiện đã gần như hoàn tất, hiệu suất của phương tiện cũng như xe điện (EV) ngày càng mở rộng càng làm giảm nhu cầu dầu, tăng trưởng trong năm 2024 và 2025 sẽ chậm lại lần lượt xuống 1,2 triệu thùng/ngày và 1,1 triệu thùng/ngày".

Tháng trước, IEA đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu hàng năm, với lý do mức tiêu thụ dầu thô cao hơn dự kiến là 1,7 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên.

IEA hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu do mức tiêu thụ suy yếu của OECD- Ảnh 1.

Dự báo của IEA vào thứ Sáu hoàn toàn trái ngược với triển vọng của Opec được công bố vào ngày 11/4. Ảnh: Reuters

Họ dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024, tăng so với ước tính trước đó là khoảng 1,2 triệu thùng/ngày, nhưng thấp hơn đáng kể so với mức tăng 2,3 triệu thùng/ngày vào năm ngoái.

Trong báo cáo mới nhất của mình, các nước ngoài OECD được dự đoán sẽ chiếm ưu thế trong triển vọng, với nhu cầu dự báo sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 1,2 triệu thùng/ngày vào năm 2025, cơ quan này cho biết. Ngược lại, mức tiêu thụ tại OECD sẽ giảm khoảng 60.000 thùng/ngày trong cả hai năm.

Cơ quan này cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng ngoài OECD, "ngay cả khi tỷ trọng tăng trưởng toàn cầu của nước này giảm từ 79% vào năm 2023 xuống còn 45% vào năm 2024 và 27% vào năm tới".

Mặt khác, Mỹ - cùng với Trung Quốc là hai nền kinh tế và nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới - sẽ thúc đẩy nguồn cung giữa các thành viên không thuộc OPEC+, IEA cho biết..

"Việc hạn chế sản lượng được duy trì bởi liên minh Opec+ có nghĩa là các nhà sản xuất ngoài Opec+, dẫn đầu là Mỹ, sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới cho đến năm 2025", báo cáo cho biết:.

Dự báo của IEA hoàn toàn trái ngược với báo cáo triển vọng hôm thứ Năm từ Opec, tổ chức giữ vững dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu và tăng trưởng kinh tế vào năm 2024 và 2025, với kỳ vọng về những tháng hè "mạnh mẽ" đối với thị trường dầu thô.

IEA hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu do mức tiêu thụ suy yếu của OECD- Ảnh 2.

IEA cho biết, thị phần của Trung Quốc trong nhu cầu dầu toàn cầu tăng giảm từ 79% vào năm 2023 xuống 45% vào năm 2024 và 27% vào năm tới. Ảnh: EPA

Tổ chức này đã dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu là 2,2 triệu thùng/ngày trong năm nay và 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025, bám sát các ước tính đã đưa ra kể từ tháng 2, Opec cho biết trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất.

Giá dầu thô chuẩn tiếp tục quỹ đạo tăng trong tháng 3 và đầu tháng 4, do căng thẳng địa chính trị gia tăng trùng hợp với triển vọng cân bằng cung cầu chặt chẽ hơn trong thời gian còn lại của năm.

Dầu Brent, chuẩn mực cho 2/3 lượng dầu thế giới, đã đạt mức cao nhất trong 6 tháng là 90 USD/thùng vào đầu tháng 4 trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông, các cuộc tấn công vào các nhà máy lọc dầu của Nga và việc gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC+ cho đến tháng 6.

Cơ quan này cho biết, việc ngừng hoạt động của các nhà máy lọc dầu ở Nga đã làm tăng thêm sự bất ổn trên thị trường sản phẩm, trong khi OPEC+ gây áp lực lên một số quốc gia nhằm tăng cường tuân thủ các thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện trong quý 2 năm nay.

Dầu Brent được giao dịch cao hơn 2,03% ở mức 91,56 USD/thùng vào lúc 5h25 chiều theo giờ UAE vào ngày 12/4. West Texas Middle, thước đo theo dõi dầu thô Mỹ, tăng 2,38% ở mức 87,04 USD/thùng.

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement