Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch khác nhau như thế nào?

Kiến thức kinh tế

07/05/2020 08:22

Trong hoạt động đầu tư tài chính, chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm CFDs và hợp đồng tương lai. Vậy sự khác nhau giữa chúng là như thế nào?

Hợp đồng tương laihợp đồng chênh lệch khác nhau như thế nào?

Hợp đồng Tương lai

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận mua hoặc bán một công cụ tài chính (tài sản cơ bản) với giá thỏa thuận vào một ngày được xác định trước trong tương lai.

Hợp đồng tương lai là các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa xác định chính xác số lượng, chất lượng và vị trí của một tài sản vật chất, cũng như thời gian giao hàng. Khi hết hạn, các hợp đồng có thể được giải quyết bằng tiền mặt, khi tiền được ghi nợ hoặc ghi có vào tài khoản của các bên, hoặc bằng cách giao hàng thực tế, khi các bên phải thực hiện giao dịch đầu tư thực tế.

Hợp đồng chênh lệch CFD

Hợp đồng chênh lệch là một thỏa thuận trao đổi chênh lệch giá trị tài sản từ lúc bắt đầu hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các nhà giao dịch cố gắng dự đoán biến động giá 1 cách chính xác nhất.

Nếu trader (nhà đầu tư) thấy trước rằng giá sẽ tăng, họ có thể sẽ đặt lệnh Buy (mua). Trong khi đó, nếu anh ta tin rằng giá trị tài sản sẽ đi xuống, anh ta sẽ đặt lệnh Sell (bán). Và từ thời điểm mở 1 vị thế cho đến khi đóng 1 vị thế, giá cả sẽ có thay đổi, khoảng chênh lệch này có thể là lỗ hoặc lãi, phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật hay chiến lược giao dịch mỗi người.

Nơi thực hiện giao dịch

Hợp đồng tương lai được giao dịch tại các thị trường chính thức, chẳng hạn như CME Group, NASDAQ Futures Exchange (NFX), Euronext, thị trường phái sinh giao dịch chứng khoán tại New Zealann… Điều này làm cho các công cụ giao dịch tương lai được tiêu chuẩn hóa cao và khắt khe hơn.

Trong khi đó, hợp đồng chênh lệch thường giao dịch qua quầy (OTC), không được cung cấp bởi các sàn giao dịch chính thức, mà thông qua 1 nhà môi giới nào đó.

Spread (phí chênh lệch)

Spread là phí là chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một tài sản.

Cả hợp đồng tương lai và CFD đều được giao dịch theo các mức spread khác nhau. Trong đó, Spread của hợp đồng tương lai sẽ thấp và hấp dẫn hơn so với CFD.

Quy mô hợp đồng

Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch lớn và được thiết kế để sử dụng bởi các tổ chức đầu tư lớn. Đó là lý do tại sao các hợp đồng tương lai thường quy định kích thước giao dịch lớn hơn nhiều so với CFD.

Chẳng hạn, bạn có thể dễ dàng giao dịch 5 ounce vàng trị giá chỉ 7.250 USD thông qua CFD. Nhưng với một hợp đồng tương lai vàng Comex bạn phải giao dịch ít nhất là 100 ounce, tương đương khoảng 145.000 USD. Chính vì thế, giao dịch CFDs sẽ linh hoạt phù hợp với các trader nhỏ lẻ hơn so với hợp đồng tương lai.

Nhược điểm của Hợp đồng Tương lai

Yêu cầu ký quỹ bổ sung

Cơ chế thanh toán Hợp đồng Tương lai là thanh toán hàng ngày. Với các khoản lãi, lỗ phát sinh được hiện thực hóa hàng ngày và phản ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư. Vì vậy, cần phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản giảm đến mức bằng hoặc thấp hơn mức ký quỹ duy trì.

Khi tham gia vào thị trường Hợp đồng Tương lai, nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực tài chính. Bởi nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư trên thị sẽ không còn được giữ vững, qua đó gây thua lỗ và có thể dẫn đến việc phá sản.

Yếu tố phòng ngừa rủi ro sẽ làm giảm tiềm năng gia tăng lợi nhuận

Khi sử dụng Hợp đồng Tương lai trong việc phòng ngừa rủi đối với tài sản cơ sở, nhà đầu tư có thể giảm được những thiệt hại xảy ra ảnh hưởng tới vị thế cơ sở của mình khi giá trên thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Kết quả này có được nhờ vào sự đối lập giữa vị thế tài sản cơ sở và vị thế Hợp đồng Tương lai mà nhà đầu tư nắm giữ đồng thời khiến cho tỷ lệ lãi và lỗ cso thể bù trừ hay triệt tiêu lẫn nhau.

Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi, nhà đầu tư sử dụng Hợp đồng Tương lai không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để gia tăng lợi nhuận hay thu nhập cho mình do hiện tượng bù trừ giữa các vị thế đối lập vẫn tiếp tục diễn ra. Đây là một điểm hạn chế của việc sử dụng Hợp đồng Tương lai trong phòng ngừa rủi ro.

Mặt trái của hiệu ứng đòn bẩy

Đòn bẩy tài chính là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn cho Hợp đồng Tương lai nói riêng và cho nhiều loại chứng khoán phái sinh nói chung. Tuy nhiên, hiệu ứng đòn bẩy sẽ chỉ tạo ra lợi nhuận nếu dự đoán của người sử dụng về chiều hướng biến động giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực.

Trong trường hợp giá tài sản trên thị trường không trùng khớp với dự đoán ban đầu, việc thua lỗ sẽ không thể tránh khỏi. Ngoài ra, do tác động đòn bẩy, mức độ thua lỗ sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên “số vốn ban đầu”.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement