Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hợp đồng dầu Brent tương lai rớt giá hơn 2%

Hàng hóa

22/06/2018 12:40

Các hợp đồng dầu Brent tương lai giảm mạnh trong ngày thứ Năm 21/6, khi OPEC thỏa thuận gia tăng sản lượng trước thềm các cuộc họp vào cuối tuần này.

Kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Năm, hợp đồng dầu Brent giao tháng 8 trên sàn Luân Đôn mất 1,69 USD (tương đương 2,3%) còn 73,05 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 17/4/2018, dữ liệu từ WSJ Market Group cho thấy.

Hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8 trên sàn Nymex cũng giảm 17 cent (tương đương 0,3%) xuống 65,54 USD/thùng, sau khi tích tắc chạm mức cao 66 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, hợp đồng xăng giao tháng 7 mất gần 0,6% còn 2,012 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 7 giảm 1,8% xuống 2,07 USD/gallon.

Ngoài ra, chỉ có hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 7 tăng nhẹ 0,4% lên 2,975 USD/MMBtu.

Các hợp đồng dầu WTI tương lai giảm nhẹ trong ngày thứ Năm, do chịu sức ép từ khả năng gia tăng sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Tuy nhiên, thị trường đã tìm thấy một số hỗ trợ sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết hôm thứ Tư rằng nguồn cung dầu thô tại Mỹ sụt 5,9 triệu thùng – giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2018.

Hợp đồng dầu Brent tương lai rớt giá hơn 2%

Hiện thị trường dầu mỏ đang theo dõi chặt chẽ cuộc họp của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC về vấn đề có hay không việc cắt giảm sản lượng. Cuộc họp diễn ra vào ngày thứ sáu và thứ bảy tuần này.

Trong khi Saudi Arabia và Nga, là 2 nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, muốn thúc đẩy việc gia tăng sản lượng, nhưng vấp phải sự phản đối của Iran. Tuy nhiên mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh, cho biết nước này chỉ chấp nhận việc tăng nhẹ sản lượng. Động thái này xem như mở đường cho một thỏa thuận nâng sản lượng chung.

Thỏa thuận giảm 1,8 triệu thùng/ngày được ký vào cuối năm 2016 nhằm mục đích tái cân bằng thị trường và giảm tồn kho dầu về ngưỡng trung bình 5 năm.

Mặc dù các nước nỗ lực đạt được thỏa thuận chung trong việc tăng sản lượng nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt do bất ổn chính trị nhưng một số nước như Iran, Iraq và Venezuela lại tỏ ra miễn cưỡng với điều này. Iran là quốc gia phản đối kịch liệt nhất, vì cho rằng giá dầu vẫn cần được hỗ trợ. 

Nhận định về kết quả cuộc họp của OPEC và một số quốc gia ngoài khối này, ông Michael Cohen, Giám đốc nghiên cứu thị trường năng lượng tại Barclays, cho biết: "Mặc dù một số quốc gia thành viên OPEC đang phản đối việc tăng sản lượng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng OPEC sẽ đạt được một thỏa thuận. Theo đó, sản lượng dầu mỏ của OPEC, không bao gồm Venezuela, sẽ tăng khoảng 600.000 - 700.000 thùng/ngày".

H.N (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement