Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hội nghị COP28 kêu gọi công bằng tài chính

Chính sách - Hạ tầng

04/12/2023 08:35

Thứ Hai là ngày tài chính tại COP28, có nghĩa là nhiều nguồn tài trợ có thể sẽ được công bố vì lý do khí hậu. Các nước đang phát triển ở châu Phi đã kêu gọi cần thiết phải đảm bảo tài chính công bằng cho biến đổi khí hậu.

Diễn ra vào thời điểm then chốt cho các hành động vì khí hậu, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) diễn ra tại thành phố Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã mang đến những thông điệp tích cực.

Các nhà lãnh đạo thế giới và khu vực tư nhân đã dành phần lớn thời gian trong vài ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc năm nay để nói về việc tăng cường tài chính cho hành động về khí hậu và hỗ trợ thảm họa.

Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad tuyên bố, các nước đang phát triển cần 160 tỷ USD hàng năm để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là mức tăng đáng kể so với con số 22 tỷ USD hiện đang được cung cấp.

Ngay trong ngày đầu hội nghị, các quốc gia đã nhất trí đưa vào vận hành Quỹ Tổn thất và Thiệt hại. Đây vốn được xem là nội dung phức tạp nhất nhưng cũng quan trọng nhất trong tất cả các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, chi trả thiệt hại và mất mát do thảm họa khí hậu để hỗ trợ các nước nghèo.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Guinea Xích đạo Teodoro Obiang Nguema Mbasogo tuyên bố, việc các nước phát triển chỉ đưa ra những cam kết là chưa đủ.

Trong khi đó, Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Faustin-Archange Touadera kêu gọi, các nước phát triển chia sẻ gánh nặng hậu quả của biến đổi khí hậu. Ông Touadera lưu ý đến khoảng cách giữa các nước phát triển, là những nước gây ô nhiễm chính, và các nước nghèo, cho rằng sẽ là hợp lý nếu các nước phát triển tài trợ cho quá trình giảm thiểu tác hại.

Hội nghị COP28 kêu gọi công bằng tài chính- Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị COP28 tại UAE. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trọng tâm của kết quả hội nghị thượng đỉnh là làm thế nào các nước sẽ đưa ra thỏa thuận cuối cùng về tương lai của nhiên liệu hóa thạch và các ranh giới phân chia đang trở nên rõ ràng.

Liệu các nước có nhất trí "loại bỏ dần" việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu hay không khi đốt than, dầu khí để sản xuất năng lượng là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

Chủ tịch COP28, Sultan Al-Jaber thông báo về một trong những mục tiêu lớn mà COP28 đặt ra: "Chủ tịch COP28 đang yêu cầu tất cả các bên ký cam kết toàn cầu nhằm tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030".

Cách xa địa điểm chính của COP28, Ả Rập Saudi sẽ tổ chức một sự kiện bên lề mang tên Sáng kiến Xanh Saudi để thúc đẩy các kế hoạch năng lượng sạch của mình.

Cơ quan khí hậu của Liên hợp quốc cũng có thể xuất bản một tài liệu dự thảo mới cho thấy những tiến bộ mà các quốc gia đã đạt được cho đến nay trong việc kiểm kê toàn cầu - quá trình khó khăn để thống nhất một kế hoạch mới nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Địa điểm COP28 cũng có thể chứng kiến nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ, vì các nhà hoạt động coi sự kiện do Liên hợp quốc lãnh đạo là cơ hội hiếm có để biểu tình ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, nơi các cuộc biểu tình công khai bị cấm.

Hội nghị COP28 kêu gọi công bằng tài chính- Ảnh 2.

Một người biểu tình trước nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Bỉ ngày 3/12/ 2023 về khí hậu trùng với thời điểm COP28 được tổ chức tại Dubai. Ảnh: Reuters

Lo ngại về các thảm họa khí hậu và hậu quả kinh tế kèm theo, Mỹ và một số nước khác đề xuất giảm mạnh các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch. 

Các nhà lãnh đạo phương Tây muốn thế giới ngừng xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than và họ đang vận động đưa lời kệu gọi "loại bỏ dần" nhiên liệu hóa thạch vào báo cáo kiểm kê.

Các nước đang phát triển lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Saudi Arabia dự kiến phản đối lời kêu gọi đó, cho rằng các nước nghèo sẽ cần than, dầu và khí đốt tự nhiên trong nhiều thập niên tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng.

Các nước đang phát triển cũng chỉ trích Mỹ, châu Âu và các nước giàu khác không cắt giảm lượng khí thải như đã cam kết trong 20 năm qua. Họ nói rằng, các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về lượng khí carbon thải vào bầu khí quyển kể từ thời kỳ bình minh của kỷ nguyên công nghiệp.

Quỹ Tổn thất và Thiệt hại được thống nhất thành lập vào năm 2022 để các nước phát triển tài trợ cho những nước kém phát triển hơn nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chỉ tới COP28 với quyết định mới nhất được thông qua, Quỹ Tổn thất và Thiệt hại mới có thể chính thức đi vào hoạt động.

Hiện nước chủ nhà Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã cam kết tài trợ 100 triệu USD cho quỹ. Đức cũng cam kết tài trợ 100 triệu USD, Anh hơn 75 triệu USD. Trong khi đó, Mỹ và Nhật Bản lần lượt cam kết tài trợ gần 20 triệu USD và 10 triệu USD.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement