Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hàng loạt slot bay của các hãng hàng không bị thu hồi

Thông tin - Dịch vụ

23/08/2022 15:04

Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố danh sách bổ sung các chuỗi slot (giờ cất, hạ cánh) đủ điều kiện thu hồi theo quy định.

Sáng 23/8, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Cục đã thu hồi các slot bay (giờ cất, hạ cánh) của các hãng hàng không không đủ điều kiện.

Theo danh sách mà Cục Hàng không Việt Nam công bố tại sân bay Nội Bài có 5 slot không đủ điều kiện bay, thuộc về 3 số hiệu chuyến bay của Vietnam Airlines. Tại sân bay Tân Sơn Nhất có 69 slot bị thu hồi, thuộc về 25 chuyến bay của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco.

Hàng loạt slot bay của các hãng hàng không bị thu hồi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho rằng: "Việc thu hồi slot bay không đúng quy định, nhằm đảm bảo an toàn khai thác các chuyến bay tại 2 sân bay lớn nhất cả nước. Cùng với đó, đảm bảo hạn chế việc chậm hủy chuyến bay trong thời gian cao điểm".

Cục Hàng không Việt Nam cho biết giai đoạn 19/7 đến 18/8, tổng cộng có 32.727 chuyến bay trên cả nước được thực hiện (giảm 1,5 điểm so với tháng trước). Trong số này có hơn 28.400 chuyến bay đúng giờ (86% OTP); gần 4.300 chuyến bay trễ giờ (13,1% OTP). Tổng số chuyến bay bị hủy là 84, tăng 0,13 điểm so với tháng trước.

Vietnam Airlines có tỉ lệ số chuyến bay cất cánh chậm giờ với 2.748 chuyến, chiếm 23,7% tổng số chuyến bay của hãng này trong tháng 7; Vietjet có 2.528 chuyến chậm giờ, chiếm 19%; Vasco có 117 chuyến chậm, chiếm 15,2%; Pacific Airlines có 206 chuyến chậm, chiếm 9,9%; Bamboo Airways có 408 chuyến chậm, chiếm 8,3%; Vietravel có 46 chuyến chậm, chiếm 8,1%. Sang đầu tháng 8, tình trạng chuyến bay chậm giờ đã có xu hướng giảm.

Trong tháng 8, sản lượng bay qua các cảng hàng không cả nước là 11,5 triệu khách, giảm 3,5% so với tháng 7. Tuy nhiên, sản lượng bay lại tăng 473% so với năm 2021 và bằng 41% so với cùng kỳ 2019, theo Zing.

Sản lượng vận chuyển tại các hãng bay cũng giảm 3,8% so với tháng 7 (5,7 triệu khách). Con số tăng 471% so với tháng 8/2021 và bằng 118% so với cùng kỳ 2019. So với tháng 7, khách quốc tế tăng 15% (702.000 lượt), khách nội địa giảm 6% (5 triệu lượt).

Theo CN Traveller, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) là một trong 7 sân bay có tỷ lệ hủy chuyến thấp nhất, dưới 0,3%.

Cùng Tân Sơn Nhất còn có Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan), Manila Ninoy Aquino (Philippines), Changi (Singapore), Istanbul Sabiha Gökçen (Thổ Nhĩ Kỳ), São Paulo-Guarulhos (São Paulo, Brazil), Qatar's Hamad (Doha, Qatar), và Jeju của Hàn Quốc.

Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, vận chuyển nội địa hồi phục rất nhanh, vượt so cùng kỳ 2019, ngoài dự báo vận chuyển hàng không đã tạo áp lực rất lớn lên khu vực nhà ga nội địa trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế, theo Dân Việt.

Hạ tầng tại các cảng hàng không đang quá tải, số lượng cổng, cửa và máy soi chiếu an ninh hàng không chưa đáp ứng được nhu cầu khi các chuyến bay khởi hành tăng đột biến trong mùa cao điểm. Lưu lượng hành khách đi qua các cảng hàng không tăng cao, dẫn đến tình trạng hành khách ùn tắc tại các điểm kiểm tra an ninh hàng không, đặc biệt là tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Vì hạ tầng quá tải, năng lực băng chuyền hạn chế, doanh nghiệp phục vụ mặt đất đều hạn chế dẫn đến tình trạng hành lý chuyến bay bị chậm bốc dỡ, giải tỏa. Ngoài ra, tình trạng quá tải tại khu bay, từ sân đỗ, các đường lăn cho đến đường cất hạ cánh dẫn đến số lượng chuyến bay cất/hạ cánh tại một số thời điểm cao hơn năng lực khai thác. Điều này khiến một số chuyến bay phải bay chờ trên không và chờ tại sân đỗ để được đẩy nổ lăn ra cất cánh, đặc biệt tại sân bay Tân Sơn Nhất...

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement