Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hai năm sau ca tử vong do COVID đầu tiên: Thế giới vẫn mơ hồ về nguồn gốc coronavirus

Phân tích

12/01/2022 14:05

Ngày 11/1 năm nay đánh dấu hai năm kể từ khi ca tử vong đầu tiên do COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc, được công bố, thế giới vẫn đang loay hoay đi tìm nguồn gốc của loại virus chết người này.
news

Kể từ đó đến nay, đã có hơn 5 triệu người trên khắp thế giới thiệt mạng và hơn 300 triệu người bị nhiễm bệnh.

Bất chấp việc cộng đồng quốc tế ra sức tìm hiểu, thế nhưng, đến nay vẫn không ai có thể có câu trả lời chính xác về nguồn gôc của loại virus này.

3zkcwuci2rijveojfeiolwcab4.jpg
Thế giới vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc coronavirus sau 2 năm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho cộng đồng tình báo Mỹ tiến hành điều tra nguồn gốc của virus, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục thúc giục Bắc Kinh chia sẻ dữ liệu về đợt bùng phát ban đầu ở Vũ Hán.

Nguồn gốc coronavirus vẫn còn là bí ẩn

Tháng 1 năm ngoái, WHO đã cử một nhóm các nhà khoa học đến Trung Quốc để thực hiện một cuộc điều tra, những người này được chính phủ Trung Quốc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi được cho phép nhập cảnh.

Nhóm nghiên cứu sau đó kết luận rằng, rất khó có khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm và virus có thể lây lan từ động vật sang người.

Kết quả đã vấp phải sự hoài nghi và các chuyên gia thúc giục WHO mở các cuộc điều tra sâu hơn sau khi không đưa ra được bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc của virus. Mặc dù WHO đã cố gắng khôi phục cuộc điều tra, nhưng Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của cơ quan y tế toàn cầu này và nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh không thể chấp nhận một cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc khác.

Zeng Yixin, Thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết vào tháng 7 năm 2021 rằng, Trung Quốc luôn ủng hộ việc "truy tìm virus theo khoa học", nhưng Bắc Kinh phản đối việc chính trị hóa công việc truy tìm.

Hai năm kể từ khi Trung Quốc báo cáo ca tử vong do COVID đầu tiên, các chuyên gia y tế quốc tế đã có những quan điểm khác nhau về việc liệu có thể truy tìm được nguồn gốc của virus này hay không.

58985892_303.jpg
Đã có 5 triệu người trên khắp thế giới thiệt mạng do COVD-19.

"Một kịch bản khác là virus đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm và cách duy nhất có thể để biết thêm về nguồn gốc của virus là nếu ai đó sẵn sàng chia sẻ thông tin với thế giới bên ngoài. Nhà chức trách Trung Quốc có thể cố gắng che đậy nó và các nhà nghiên cứu có thể không có quyền tiết lộ thông tin, Mei-Shang Ho, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học y sinh Academia Sinica thuộc đảo Đài Loan (Trung Quốc) cho biết.

Việc tìm hiểu nguồn gố virus mang tính “chính trị hóa” cao

Một số chuyên gia cho rằng, bản chất của việc chính trị hóa cao độ của cuộc điều tra đã khiến các nhà khoa học khó có được những hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc của COVID.

Xi Chen, phó giáo sư về chính sách y tế và kinh tế tại Trường Y tế Công cộng Yale, cho biết: “Ngay từ đầu, nó đã bị chính trị hóa khá nhiều và điều đó đã vô hiệu hóa phần lớn bất kỳ cuộc điều tra nào về nguồn gốc của virus.

“Tôi không biết làm cách nào để giải quyết vấn đề này và làm thế nào để cộng đồng quốc tế có thể xây dựng lại lòng tin nhằm khởi động lại hoặc bắt đầu nỗ lực truy tìm nguồn gốc của virus, cũng như làm thế nào để tránh điều này xảy ra trong tương lai”, ông nói thêm.

Chunhuei Chi, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Toàn cầu tại Đại học Bang Oregon, Mỹ, nói rằng sai lầm nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc phạm phải không phải là từ chối chia sẻ thông tin về nguồn gốc của virus, mà là nỗ lực ngăn chặn thông tin về sự lây lan của virus trong cộng đồng dân cư Vũ Hán trong giai đoạn đầu.

Trung Quốc tiếp tục bám sát phương pháp cách tiếp cận 'không COVID'

Hai năm sau khi bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc một lần nữa áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt đối với một số thành phố để hạn chế sự lây lan của các biến thể coronavirus trong nước. Khoảng 13 triệu người ở thành phố Tây An của Trung Quốc đã bị buộc phải ở nhà vào tháng trước.

2022-01-09t073235z_596482689_rc2jvr900uzm_rtrmadp_3_health-coronavirus-china-1.jpg
Trung Quốc vẫn kiên trì với chiến lược "Zero COVID".

Các quan chức đã phải đối mặt với những lời phàn nàn từ người dân về việc xử lý hỗn loạn đối với việc phong tỏa, bao gồm cả việc người dân khó tiếp cận với thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Hôm thứ Ba, ít nhất 5 triệu người dân tại thành phố Anyang, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc cũng đã bị chính quyền địa phương ra lệnh phải ở nhà vì tỉnh này trở thành điểm nóng mới nhất về dịch bệnh.

Một số lập luận rằng, những biện pháp nghiêm ngặt này nhắc nhở họ về các chiến lược mà các nhà chức trách Trung Quốc đã sử dụng ở Vũ Hán hai năm trước.

Các chuyên gia cũng có những giải thích khác nhau về việc tại sao Trung Quốc vẫn duy trì chiến lược "zero COVID" hai năm sau khi loại virus này xuất hiện lần đầu tiên.

Từ lâu, Bắc Kinh đã nói rằng, kiểm soát chặt chẽ với COVID là tốt hơn so với các biện pháp đôi khi lỏng lẻo và hỗn loạn ở nước ngoài.

Con số chính thức mà Trung Quốc công bố kể từ khi bắt đầu đại dịch là chỉ hơn 100.000 trường hợp COVID. Con số này chỉ là một phần nhỏ trong số một triệu trường hợp được Mỹ ghi trong ngày đầu tháng này. Trong khi số người tử vong được Trung Quốc công bố chính thức là dưới 5.000 người.

Quốc gia này đã tách mình ra khỏi thế giới một cách hiệu quả vào tháng 3 năm 2020 và hầu như cấm người nước ngoài nhập cảnh. Kể từ sau thời điểm đó, các hạn chế đi lại đã giảm bớt đôi chút.

Tuy nhiên, du lịch quốc tế không được tới Trung Quốc và chính phủ cho biết, họ sẽ không cấp hộ chiếu hết hạn cho công dân của mình trừ khi người sở hữu khôn có lý do chính đáng để ra nước ngoài.

Mei-Shang Ho tin rằng, một lý do chính mà Trung Quốc thực hiện chiến lược không COVID của Bắc Kinh là Thế vận hội mùa Đông sắp diễn ra và nhà chức trách Trung Quốc muốn đảm bảo rằng sự kiện này sẽ không bị chệch hướng bởi sự bùng phát của virus.

"Họ muốn tiếp tục tổ chức Thế vận hội mùa đông bất chấp cái giá mà họ có thể phải trả", Mei Shang Ho nói.

Trung Quốc vẫn đóng cửa với thế giới

Xi Chen, một giảng viên tại Trường ĐH Yale (Mỹ) cho rằng, việc Bắc Kinh kiên trì theo đuổi chiến lược COVID bằng không phản ánh khoảng cách giữa các cơ sở và cơ chế đối phó của các thành phố khác nhau.

Ông nói: “Có một sự khác biệt rất lớn về cách các cơ quan chức năng ở các thành phố khác nhau có thể xử lý đại dịch. Nếu Trung Quốc mở cửa trở lại quá sớm, một số khu vực của đất nước sẽ không thể quản lý tốt như các khu vực khác. Đó là điều đáng báo động đối với họ nên họ đang cố gắng duy trì chính sách COVID bằng không bởi họ không biết chính xác điều gì có thể xảy ra”.

china-covid-zhengzhou.jpg
Nhiều TP ở Triugn Quốc vẫn bị phong tỏa.

Hơn nữa, các biến thể mới nổi đã thuyết phục Bắc Kinh tin rằng, đại dịch sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa. Chen nói:"Đó là lý do tại sao họ đã củng cố các chiến lược của mình trong việc đối phó với COVID vì đây là điều họ đã học được từ kinh nghiệm của các nước khác."

Với biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hiện đang lan rộng ở một số khu vực của Trung Quốc và Chen cho rằng sẽ còn hơn một năm nữa trước khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

“Vấn đề mở cửa trở lại gần như là một điều cấm kỵ ở Trung Quốc và các nhà báo không nên đặt câu hỏi liên quan và không ai đưa ra dự đoán về những gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc quyết định mở cửa trở lại. Nó có thể xảy ra ở Trung Quốc một năm kể từ bây giờ, nhưng nó chắc chắn không có trong chương trình nghị sự cho năm 2022".

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ