Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá xăng tăng mạnh trong lần tăng thứ 4 liên tiếp, hơn 1.100 đồng/lít

Giá cả hàng hóa

11/11/2022 14:47

Tại phiên điều chỉnh theo định kỳ vào hôm nay, Liên Bộ Tài chính - Công thương thông báo, kể từ 15h ngày 11/11, giá xăng RON 95 tăng thêm 1.110 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 840 đồng/lít.

Như vậy, sau khi tăng, giá bán lẻ tối đa với xăng RON 95 là 23.860 đồng/lít, xăng E5 RON 92 là 22.710 đồng/lít và giá dầu diesel giảm 90 đồng/lít còn 24.980 đồng/lít. Như vậy, đây là lần thứ 4 giá xăng trong nước tăng liên tiếp.

Trong kỳ điều hành này, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam sẽ tăng thêm 290-560 đồng với xăng và 160-660 đồng/lít dầu, tùy loại. Theo Bộ Tài chính, tăng chi phí trên sẽ làm tăng giá cơ sở xăng E5 RON 92 và dầu diesel gần 50 đồng/lít; xăng RON 95 gần 150 đồng và dầu hỏa trên 720 đồng/lít.

Ở kỳ điều hành giá xăng dầu trước đó ngày 1/11, Liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít, dầu diesel tăng 290 đồng/lít.

Cụ thể, xăng E5 RON92 sau khi tăng 380 đồng, giá bán ra 21.870 đồng/lít; xăng RON95 tăng 410 đồng, giá bán ra 22.750 đồng/lít. 

Về thị trường xăng dầu trong nước, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam nhận định việc nhập khẩu xăng dầu hiện nay thực sự khó khăn và dự kiến sẽ tiếp tục khó khăn hơn khi khủng hoảng năng lượng toàn cầu diễn ra, trong khi mùa đông bắt đầu ở châu Âu khiến nhu cầu dầu tăng nhanh, cùng với lệnh cấm vận đối với các sản phẩm của Nga đã tạo ra sự khan hiếm nguồn cung xăng dầu trên thị trường quốc tế.

Sự khan hiếm này một mặt khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn cung, mặt khác làm chi phí tạo nguồn của doanh nghiệp, bao gồm premium nhập khẩu, bị đẩy lên rất cao.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu xăng dầu là mức thuế nhập khẩu không đồng đều ở các khu vực, thị trường nhập khẩu.

Đối với các nước ASEAN, theo Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu cho xăng là 8%, dầu diesel là 0%.

Trong khi đó, với các thị trường khác theo cơ chế thuế tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN), dù tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10%, nhưng rõ ràng vẫn còn chênh 2% so với nhập khẩu từ các nước ASEAN. Thêm nữa, thuế nhập khẩu MFN với mặt hàng dầu diesel vẫn ở mức cao là 8% khi con số của AFTA là 0%.

Với mức chênh lệch như vậy, hầu hết doanh nghiệp hướng tới mặt hàng xăng dầu có xuất xứ từ ASEAN để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, nguồn hàng tại các thị trường này không có nhiều, mà chuyển sang nhập khẩu ở các thị trường khác thì lại phải chịu thuế MFN cao hơn, chi phí tạo nguồn đội lên nhiều lần cũng là trở ngại với các DN kinh doanh xăng dầu.

Giá xăng tăng thêm - Ảnh 1.

Dầu thô Brent dự kiến sẽ giao dịch ở mức 97,22 USD / BBL vào cuối quý này.

Về tình hình giá xăng dầu thế giới: Theo Dữ liệu mới cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 8/11 cho thấy giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng lên mức 104,3 USD/thùng, xăng A92 là 98,3 USD/thùng, dầu diesel là 134,6 USD/thùng, tăng khá mạnh so đợt điều hành trước.

Trong khi đó, trên thế giới, giá dầu diễn biến trái chiều trong 10 ngày qua. Hiện giá dầu WTI giao dịch mức 86,09 USD/thùng, tăng 0,3%; dầu Brent giao dịch mức 93,24 USD/thùng, tăng 0,6%.

Cam kết của Trung Quốc đối với chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của mình trong bối cảnh dịch virus bùng phát trở lại làm tiêu tan hy vọng về một nền kinh tế dần dần mở cửa và nhu cầu năng lượng phục hồi ở nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ tăng cao hơn dự kiến cũng ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu. Trong khi đó, dữ liệu lạm phát của Mỹ nhẹ nhàng hơn dự kiến đã thúc đẩy đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ thắt chặt ít mạnh hơn trong những tháng tới, làm dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái.

Trong một diễn biến khác, triển vọng nguồn cung vẫn thắt chặt do OPEC + giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trong tháng 11, trong khi Liên minh châu Âu dự kiến cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vào tháng 12.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement