Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá vàng sẽ ra sao khi Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu?

Vàng - Ngoại tệ

04/07/2022 14:46

Ngày 30/6, Ấn Độ đã quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng lên 12,5% từ mức 7,5% khi nước tiêu thụ kim loại quý lớn thứ hai thế giới cố gắng giảm nhu cầu và giảm thâm hụt thương mại.

Trên thực tế, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Việc tăng mạnh thuế nhập khẩu vàng sẽ khiến giá bán vàng ở Ấn Độ tăng mạnh, làm giảm thu cầu tiêu thụ vàng ở quốc gia này, dù Ấn Độ đã bắt đầu bước vào mùa lễ hội.

Theo Reuters, giá vàng tại thị trường Ấn Độ đã tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tháng là 52.032 rupee / 10 gam, mức cao nhất kể từ ngày 25/4.

Ấn Độ đáp ứng hầu hết nhu cầu vàng thông qua nhập khẩu. Điều đó đã gây áp lực lên đồng rupee, đồng rupee đã chạm mức thấp kỷ lục trước đó vào hôm 1/7.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, việc tăng thuế sẽ nâng giá và giảm nhu cầu ở Ấn Độ, điều này có thể ảnh hưởng đến giá toàn cầu. Điều này có thể thúc đẩy hoạt động mua bán chui và gia tăng buôn lậu kim loại quý vào nước này.

Giá vàng sẽ ra sao khi Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu? - Ảnh 1.

Ấn Độ đang tìm cách siết chặt xuất khẩu dầu và nhập khẩu vàng nhằm đối phó với mức thâm hụt cán cân vãng lai kỷ lục. Cùng với đó, hôm 1/7, đồng rupee đã lao dốc xuống ngưỡng thấp chưa từng có. Anh3: Reuters

Prithviraj Kothari, giám đốc điều hành của RiddiSiddhi Bullions, cho biết: "Sự tăng giá đột ngột có thể làm giảm nhu cầu trang sức trong tháng này".

Sau khi tăng thuế, các đại lý đã giảm giá tới 40 USD/ounce so với giá chính thức trong nước - bao gồm 12,5% thuế nhập khẩu và 3% thuế bán hàng.

Thâm hụt thương mại tháng 5 của Ấn Độ tăng lên 24,29 tỷ USD từ 6,53 tỷ USD một năm trước do nhập khẩu vàng trong tháng tăng lên 6 tỷ USD từ 678 triệu USD một năm trước.

Somasundaram PR, Giám đốc điều hành khu vực hoạt động của Hội đồng Vàng Thế giới tại Ấn Độ, cho biết việc tăng thuế nhập khẩu đối với vàng nhằm giảm nhập khẩu vàng và giảm bớt áp lực kinh tế vĩ mô lên đồng rupee của Ấn Độ.

Surendra Mehta, thư ký Hiệp hội vàng và kim hoàn Ấn Độ (IBJA), cho biết trong ngắn hạn nhu cầu vàng có thể giảm, nhưng về lâu dài nhu cầu sẽ vẫn mạnh và nhập khẩu sẽ phục hồi.

Năm 2021, Ấn Độ tiêu thụ khoảng 611 tấn vàng. Tuy nhiên với việc tăng mạnh thuế nhập khẩu vàng, lượng vàng tiêu thụ của quốc gia này trong năm 2022 có thể sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2021.

Nhu cầu vàng vật chất vốn đang ở mức thấp, nay chịu thêm cú sốc từ việc tăng thuế nhập khẩu vàng của Ấn Độ, sẽ càng giảm mạnh hơn, nhất là khi Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, vẫn đang kiên định mục tiêu "zero- COVID" khiến nhu cầu vàng giảm mạnh.

Sau thông báo áp thuế, giá vàng trong nước tăng khoảng 3%, trong khi giá thế giới giảm 1%.

Ông Somasundaram của WGC cho biết: "Thuế tổng thể đối với vàng hiện tăng mạnh từ 14% lên khoảng 18,45% và trừ khi đây là chiến thuật và tạm thời, điều này có thể sẽ củng cố thị trường xám, gây hậu quả bất lợi lâu dài cho thị trường vàng".

"Buôn lậu vàng đã giảm sau khi giảm thuế và do COVID-19 hạn chế sự di chuyển của người dân. Nhưng bây giờ nó có thể tăng trở lại", một đại lý có trụ sở tại Mumbai với một công ty thương mại toàn cầu cho biết.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất đồ trang sức như Titan, Kalyan Jewelers và Tribhovandas Bhimji Zaveri đã giảm tới 4% trong một thị trường yếu kém ở Mumbai.

Về xu hướng biến động giá, giới phân tích nhận định, trước mắt mặt hàng kim quý vàng xoay quanh ngưỡng 1.815 USD/ounce. Tuy nhiên, nhiều người hiện vẫn đang trung lập với vàng cho đến khi các dữ liệu tiếp theo của Mỹ cho thấy lạm phát đạt đỉnh và tăng trưởng chậm lại.

Nhưng nếu USD vẫn được hỗ trợ khá tốt, vàng có thể dễ bị tổn thương bởi một số áp lực bán. Trong tuần này, thị trường sẽ tiếp tục theo dõi liệu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các thành viên Fed lạc quan hơn rằng lạm phát đang dần hạ nhiệt.

Nhiều chuyên gia phân tích dự báo giá vàng sẽ tiếp tục đi xuống trong tuần này. Cụ thể, khảo sát của Kitco News với 16 nhà phân tích Phố Wall thì kết quả có 7 người, chiếm 44% cho rằng giá vàng sẽ giảm; có 5 người, tương ứng 31% nhận định kim loại quý sẽ tăng và 4 người còn lại, chiếm 25% nghĩ rằng vàng đi ngang.

Trong khi đó, cuộc thăm dò trực tuyến Main Street thu hút 612 nhà đầu tư cá nhân tham gia thì có 253 người, chiếm 41% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần tới; có 233 người, tương đương 38% đưa ra quan điểm ngược lại và 126 nhà đầu tư, tương đương 21% nghĩ rằng kim loại quý sẽ đi ngang.

Giá vàng sẽ ra sao khi Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu? - Ảnh 3.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay giá vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC được mua vào 68,2 triệu đồng/lượng và bán ra 68,8 triệu đồng/lượng, tăng thêm 150.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Quy đổi, giá vàng trong nước đang duy trì ở mức cao hơn thế giới gần 17 triệu đồng/lượng (tính theo tỷ giá ngân hàng, chưa bao gồm thuế, phí).

Ngày 4/7, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.121 VND/USD, tăng 9 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Tỷ giá mua bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN được duy trì ở mức 22.550 - 23.250 VND/USD.

Với biên độ 3%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.427 - 23.815 VND/USD. giá USD tại ngân hàng Vietcombank được giữ nguyên ở chiều mua vào 23.130 đồng/USD và bán ra 23.440 đồng/USD.

Không chỉ có quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng, Ấn Độ cũng đã tăng thuế xuất khẩu xăng và dầu diesel, khiến cổ phiếu của Reliance Industries, một nhà xuất khẩu chủ chốt, giảm tới 8,9%.

Bộ Tài chính Ấn Độ khẳng định việc nâng thuế nhằm tăng nguồn nhiên liệu trong nước và sẽ không làm ảnh hưởng đến giá nhiên liệu nội địa. "Trong khi giá dầu thô đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, giá dầu diesel và xăng còn tăng mạnh hơn. Các nhà máy lọc dầu xuất khẩu những sản phẩm này theo giá hiện tại trên toàn cầu vốn rất cao. Trong khi xuất khẩu đem lại thu nhập cao, một số nhà máy lọc dầu lại giảm nguồn nhiên liệu trong nước", Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ.

Việc áp thuế và hạn chế xuất khẩu nhiên liệu của Ấn Độ có thể góp phần khiến cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu trên toàn cầu thêm trầm trọng và đẩy giá lên cao.

Trước đó, vào tháng 5-2022, Anh cũng đã áp thuế lợi nhuận bất ngờ đến 25% đối với các công ty dầu và khí đốt trong bối cảnh giá dầu đã tăng hơn 50% trong năm nay.

(Nguồn: Reuters)

LAN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement