Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu xuất khẩu trong tháng 7 giảm so với tháng 6, còn hơn 4.100 USD/tấn

Giá cả hàng hóa

25/07/2022 08:29

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê trong nước ổn định trong khi giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 4.108 USD/tấn, giảm 0,6% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2022.

Giá cà phê trên đà giảm

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giữ ổn định trong khi giá cà phê thế giới có xu hướng giảm do tỷ giá đồng USD ảnh hưởng mạnh trên thị trường.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê tại Lâm Đồng là 42.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 42.600 đồng/kg, Đắk Nông: 42.500 đồng/kg, Gia Lai: 42.500 đồng/kg, Kon Tum: 42.500 đồng/kg. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 1.987 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 10 USD/tấn ở mức 1.984 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 215,85 cent/lb, giao tháng 11/2022 giảm 2,2 cent/lb, ở mức 211,75 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần: Giá cà phê giảm, hồ tiêu, cao su tăng - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 212,69 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE tăng lên 2,2 USD / pound, phục hồi từ mức thấp nhất trong 8 tháng là 1,99 USD vào ngày 14/7 do lo ngại về nguồn cung giảm từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil sau khi Somar Met Khí tượng báo cáo rằng Minas Gerais đã nhận được lượng mưa 0,5 mm vào tuần trước, tương đương 12%. của trung bình lịch sử. 

Minas Gerais chiếm khoảng 30% sản lượng arabica của Brazil. Hỗ trợ thêm cho giá là hàng tồn kho thắt chặt và đồng real Brazil tăng mạnh. Dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng tồn kho cà phê theo dõi của ICE đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm là 740.167 bao trong khi thực tế mạnh hơn không khuyến khích việc bán xuất khẩu từ các nhà sản xuất cà phê của Brazil.

Hiện nay lạm phát đang bao trùm châu Âu, đây lại là thị trường tiêu thụ chính của cà phê. Theo các chuyên gia, hiện, cà phê nhân từ Việt Nam đa phần là Robusta có chất lượng thấp, việc cạnh tranh về giá rẻ không còn phù hợp.

Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân châu Âu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần đầu tư sản xuất Arabica chất lượng cao từ những vùng trồng quy mô nhỏ hơn, có khả năng quản trị tốt hơn, có khả năng truy xuất và phát triển bền vững hơn.

Đồng thời tích cực chủ động xây dựng và phát triển quan hệ bạn hàng với các tập đoàn phân phối lớn. Đặc biệt, chủ động được công nghệ bảo quản và vận chuyển nông sản bằng đường biển; sử dụng tốt chính sách tín dụng ưu đãi và dịch vụ đánh giá, xác minh tín nhiệm của khách hàng của các ngân hàng Anh.

Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trung bình hơn 4.100 USD/tấn

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg, tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.000 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất: 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần: Giá cà phê giảm, hồ tiêu, cao su tăng - Ảnh 2.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu trong nửa đầu tháng 7/2022 đạt 9.085 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 37,32 triệu USD, đưa xuất khẩu 6,5 tháng đầu năm lên đạt 132.660 tấn, giảm 21% về lượng nhưng lại tăng 9,02% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.108 USD/tấn, giảm 0,6% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 6/2022.

Trong những năm qua, hạt tiêu Việt Nam đã khẳng định lại vị thế thống trị của mình tại thị trường Mỹ, và giữ vị trí số một về nguồn cung hạt tiêu tại thị trường này.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, 11 tháng năm 2021, thị trường này nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 58,1 nghìn tấn, trị giá 211,47 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 66,6% trong 11 tháng năm 2020 lên 68,25% trong 11 tháng năm 2021.

Tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 24.214 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch đạt 100,4 triệu USD, kim ngạch tăng 1,7%. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 5.136 tấn, tuy nhiên, nhập khẩu của nền kinh tế lớn nhất thế giới ghi nhận giảm 11,2% so với tháng 5.

Xét về cơ cấu nguồn cung hạt tiêu cho Mỹ, ngành hồ tiêu Việt Nam đóng vai trò quan trọng.

Dù vậy, với những quy định, tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình nhập khẩu hàng hóa tại các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu, ngoài việc đảm bảo sản phẩm hồ tiêu sạch thì quy cách về màu sắc, kích thước hạt cũng là một trong những tiêu chuẩn đáng quan tâm.

Ngoài ra, chất lượng đồng bộ và khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng của sản phẩm cũng là hai yếu tố được hai thị trường lớn kể trên chú trọng.

Tuy nhiên, muốn đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu này là điều không đơn giản vì chúng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm quy trình trồng, kỹ thuật canh tác và chăm sóc đúng cách cũng như thu hoạch, sản xuất và bảo quản tiêu.

Để đảm bảo hạt tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, mỗi khâu trong quá trình sản xuất và chế biến phải được giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Giá cao su tăng giảm trái chiều

Giá cao su hôm nay tăng giảm trái chiều tại thị trường châu Á. Giá cao su kỳ hạn trên thị tường Nhật Bản giảm phiên thứ hai liên tiếp.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 238,3 JPY/kg, giảm mạnh 1,2 yên, tương đương 0,50%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 350 CNY, ghi nhận 12.000 CNY/tấn, tương đương 3,00%.

Giá cao su kỳ hạn trên thị tường Nhật Bản giảm phiên thứ hai liên tiếp, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 3 do lo ngại về nhu cầu chậm lại ở nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc.

Hợp đồng cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,8% xuống 156,5 US cent/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần: Giá cà phê giảm, hồ tiêu, cao su tăng - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 153,30 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6 đạt khoảng 180.000 tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng hơn 8% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.651 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 5 và giảm hơn 2% so với tháng 6/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 779.000 tấn, trị giá 1,35 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên cao su tổng hợp (HS 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 58,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 351.820 tấn, trị giá 609,2 triệu USD, tăng gần 6% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 350.750 tấn, trị giá 606,66 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu cũng đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS 4005), SVR 20, Latex, SVR 10, RSS3, SVR 3L...

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement