Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu hôm nay 16/3: Đi ngang

Giá cả hàng hóa

16/03/2024 10:44

Giá tiêu hôm nay không có nhiều biến động, dao động từ 93.000 - 95.000 đồng/kg tại các địa phương trong khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ.

Giá tiêu hôm nay trong khu vực Tây Nguyên tiếp tục dao động từ 93.000 - 95.000 đồng/kg. Giá tiêu ở Chư Sê (Gia Lai) được thu mua ở mức 93.000 đồng/kg, trong khi giá tiêu ở Đắk Lắk và Đắk Nông đạt 95.000 đồng/kg.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cũng không có biến động. Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước đều đứng ở mức 95.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 tiếp tục giữ nguyên ở mức 4.350 USD/tấn; tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

 Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu đen Lampung (Indonesia) giao dịch ở mức 4.169 USD/tấn, tiêu trắng (Indonesia) ở mức 6.171 USD/tấn.

Tại sàn Kochi - Ấn Độ, giá tiêu GARBLED giảm nhẹ còn 61.500 Rupee/100kg, UNGARBLED còn 59.500 Rupee/100kg, tiêu 500 GRAM/LÍT là 58.500 Rupee/100kg.

Giá tiêu đen Việt Nam loại 500 g/l xuất khẩu giao dịch ở mức 3.900 USD/tấn, loại 550 g/l ở mức 4.000 USD/tấn, tiêu trắng ASTA ở mức 5.700 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay 16/3: Đi ngang- Ảnh 1.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), diện tích trồng tiêu trên toàn quốc vào năm 2023 đạt 115.000 ha, giảm 4,2% so với năm 2022 và giảm 24,3% so với năm có diện tích lớn nhất là năm 2017, ước khoảng 151.900 ha.

Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp, dự kiến diện tích trồng tiêu có thể giảm xuống khoảng 110.000 ha trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm này là do thời tiết bất lợi, sự phát triển của sâu bệnh và sự tăng giá mạnh mẽ của một số sản phẩm nông nghiệp khác như sầu riêng, cà phê trong thời gian gần đây.

Hiện nhiều nông dân tại các địa phương có truyền thống trồng tiêu đã chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Ba tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai vẫn là những vùng cung cấp nguyên liệu chính, chiếm 63,5% diện tích trồng tiêu.

Các tỉnh còn lại trong khu vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 29,1% diện tích trồng tiêu, tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tỉnh khác có diện tích trồng tiêu lớn như Quảng Trị (2.100 ha), Lâm Đồng (2.000 ha)...

Sau khi đạt mức kỷ lục 290.000 tấn vào năm 2019, sản lượng tiêu của Việt Nam liên tục giảm qua các năm. Năm 2023, sản lượng nhích lên một chút, đạt 190.000 tấn (tăng hơn 3,8%) so với 183.000 tấn năm 2022.

Năm 2024, trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, giá tiêu được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp kéo dài. Đồng thời, sự tăng giá của các loại nông sản khác sẽ tạo áp lực giảm diện tích trồng tiêu, trong khi năng suất tiêu cũng bị giảm do đầu tư chăm sóc và duy trì vườn tiêu không đủ.

Dự kiến, sản lượng tiêu của Việt Nam vào năm 2024 sẽ đạt 170.000 tấn và có thể là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, kể từ năm 2015.

Hiện nay, Đắk Nông vẫn là tỉnh có sản lượng tiêu lớn nhất, chiếm 41,2% tổng sản lượng. Tiếp theo là Đắk Lắk chiếm 28,2%. Tổng cộng, sáu tỉnh trọng điểm về trồng tiêu chiếm khoảng 97,1% sản lượng tiêu của cả nước.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement