Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam giảm gần 150 USD/tấn

Giá cả hàng hóa

07/07/2022 07:16

Thị trường ông sản hôm nay (7/7) không có nhiều biến động về giá ở các mặt hàng chủ lực, trong khi đó báo cáo cho thấy giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh.

Sản lượng cà phê thế giới được dự báo tăng

Giá cà phê hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk với 41.700 đồng/kg, thấp nhất tại Lâm Đồng là 41.100 đồng/kg.

Tại Gia Lai: 41,600 đồng/kg, Đắk Nông: 41,600 đồng/kg, Kon Tum: 41,600 đồng/kg, tại cảng TPHCM: 45,600 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, trong hiên giao dịch sáng ngày 7/7, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 38 USD (1,90%), giao dịch tại 1.961 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 39 USD (1,95%) giao dịch tại 1.962 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Sau kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh Mỹ, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 3,6 Cent (1,60%), giao dịch tại 221,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 3,45 Cent/lb (1,56%), giao dịch tại 218,05 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trên trung bình.

Thị trường nông sản 7/7: giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 1.

Giá cà phê giảm mạnh.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ mới 2022-2023 sẽ tăng 4,7% so với niên vụ 2020-2021 lên 175 triệu bao, chủ yếu là do vụ mùa arabica của Brazil vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

USDA cũng dự báo tồn kho cà phê toàn cầu cuối niên vụ 2022-2023 sẽ tăng 6,3% lên 34,7 triệu bao. Trái ngược với giá thế giới, giá cà phê robusta nội địa cuối tháng 6 tăng mạnh so với cuối tháng 5.

Cuối tháng 6, giá cà phê thế giới giảm so với cuối tháng 5. Áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung.

Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm. Tại Brazil, đồng real giảm xuống mức thấp nhất 4,5 tháng so với đồng USD đã khuyến khích người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán hàng vụ mới.

Sản lượng cà phê arabica của Brazil cũng được dự báo sẽ tăng 5,1 triệu bao lên 41,5 triệu bao. Phần lớn các khu vực sản xuất đang trong chu kỳ sản xuất hai năm một lần, do đó sản lượng khả năng sẽ cao hơn trong vụ tới. Tuy nhiên, sản lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần 50 triệu bao trong các vụ mùa gần đây. Nhiều vùng trồng cà phê arabica tiếp tục phục hồi sau các đợt sương giá nghiêm trọng vào tháng 6 và tháng 7/2021 cũng như nhiệt độ cao và lượng mưa dưới mức trung bình cho đến tháng 9/2021. Băng giá nhẹ cũng được quan sát thấy vào tháng trước song dự báo chỉ gây thiệt hại nhẹ.

Trong khi đó, vụ thu hoạch cà phê robusta được dự báo sẽ tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục 22,8 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao so với vụ trước do điều kiện thời tiết thuận lợi và quản lý cây trồng tốt. Diện tích thu hoạch tăng nhẹ cũng góp phần làm tăng sản lượng. Như vậy, tổng sản lượng thu hoạch arabica và robusta của Brazil trong vụ 2022-2023 là 64,3 triệu bao, tăng 6,2 triệu bao so với vụ trước.

Trong khi đó, tại Việt Nam, sản lượng dự báo đạt 30,9 triệu bao, giảm 700.000 bao so với vụ thu hoạch kỷ lục của năm ngoái. Diện tích canh tác được dự báo không thay đổi so với năm trước, với hơn 95% tổng sản lượng vẫn là robusta. Mùa mưa bắt đầu sớm hơn những năm trước giúp cà phê ra hoa và phát triển tốt, đồng thời điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường cũng giúp giảm chi phí tưới tiêu.

Tuy nhiên, giá phân bón tăng vọt lên tới 70% trong 6 tháng qua trong khi giá cà phê trong nước vẫn đi ngang khiến nông dân giảm sử dụng phân bón, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm năng suất và sản lượng so với năm trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo sẽ giảm 1 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống 25 triệu bao và tồn kho cuối kỳ gần như không đổi ở mức 3,5 triệu bao.

Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk là 70.500 đ/kg); Bình Phước là 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 7/7: giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 2.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho hay, đồng USD chi phối hầu hết các đồng nội tệ, giá hồ tiêu tháng 5/2022 cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận sự gia tăng.

Chỉ số giá IPC và giá tổng hợp: Chỉ số giá tiêu đen ở mức 58,09 điểm, giảm nhẹ 0,1%; Chỉ số giá tiêu trắng ở mức 58,57 điểm, giảm 1%. Tương tự, giá tổng hợp tiêu đen giảm 6 USD/tấn, ở mức 4.321 USD/tấn, giá tổng hợp tiêu trắng giảm 59 USD/tấn, ở mức 6.060 USD/tấn.

Mặc dù đồng Rupee Sri Lanka giảm 12% so với USD (358,94 LKR/USD), nhưng giá tiêu nội địa Sri Lanka tăng trong tháng này. Đây là điểm sáng duy nhất của thị trường trong tháng 5/2022.

Ngoài ra, giá tiêu Việt Nam giao dịch nội địa và quốc tế trong tháng 5 giảm do đồng Việt Nam giảm 1% so với USD. Giá tiêu Indonesia tiếp tục giảm trong tháng 5 do đồng Rupial Indonesia giảm 2% so với USD (14.615 IDR/USD). 

Theo chiều hướng ổn định trong tháng 5/2022 có Ấn Độ và Malaysia. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá FOB tiêu đen và tiêu trắng Malaysia ghi nhận ở mức lần lượt 5.659 USD/tấn và 7.600 USD/tấn, ghi nhận mức tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), thống kê tuần trước, ngày 28/6, tại cảng Kuching của Malaysia, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 5.900 USD/tấn và 7.600 USD/tấn so với ngày 30/5.

Tại Brazil, ngày 28/6, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 300 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống còn 3.500 USD/tấn.

Tại cảng khu vực TP. HCM của Việt Nam, ngày 28/6, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu giảm lần lượt 150 USD/tấn và 100 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống còn lần lượt 3.750 USD/tấn và 4.000 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 100 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống còn 5.800 USD/tấn.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 28/6, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm mạnh 348 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống mức 3.660 USD/tấn. Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 317 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống mức 6.197 USD/tấn.

Tại Ấn Độ, ngày 27/6, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 126 USD/tấn so với ngày 30/5, xuống mức 6.501 USD/tấn.

Thị trường cao su ảm đạm

Giá cao su ngày 7/7 bất ngờ giảm mạnh. Giá cao su kỳ hạn trên Sàn SHFE giảm gần 3%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 249,0 JPY/kg, giảm mạnh 7,4 yên, tương đương 2,97%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 355 CNY, ghi nhận 12.705 CNY/tấn, tương đương 2,72%.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm do lo ngại về các hãng ôtô sản xuất chậm lại và do giá hàng hóa sụt giảm trong bối cảnh lo sợ suy thoái toàn cầu.

Giá cao su tại Thượng Hải cũng bất ngờ lao dốc, nhiều chuyên gia hi vọng phục hồi kinh tế tại Trung Quốc có thể hỗ trợ thị trường cao su trong tuần tới.

Thị trường nông sản 7/7: giá tiêu, cà phê, cao su đồng loạt giảm - Ảnh 3.

Thi trương cao su lao dốc.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng mạnh trở lại sau khi giảm trong nửa đầu tháng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết nửa cuối tháng 6/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng mạnh trở lại sau khi giảm trong nửa đầu tháng.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su đã giảm xuống mức 12.400 NDT/tấn vào ngày 22/6, sau đó liên tục tăng trở lại tới cuối tháng 6, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2022.

Tại Thái Lan, giá giảm mạnh so với cuối tháng trước. Giá thấp do nguồn cung cao trong mùa cao điểm khai thác mủ ở Thái Lan.

Giá cao su Nhật Bản chạm mức cao nhất trong hai tuần do thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên và nhu cầu cao su tự nhiên tại Trung Quốc trong tháng 6/2022 được cải thiện hơn so với các tháng trước. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi nguồn cung của Thái Lan tăng do vào đợt khai thác mủ.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong tháng 5, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu tiếp tục cải thiện, với sản lượng đạt 991.000 tấn, tăng 5,3% so với tháng 4/2022; trong khi nhu cầu ước tính đạt gần 1,2 triệu tấn.

Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 198.000 tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, trong tháng 6, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước giảm so với cuối tháng 5/2022.

HA MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement