18/04/2019 15:31
Giá thịt heo ở Trung Quốc có thể tăng 78% do dịch tả heo châu Phi lan rộng
Tại Trung Quốc, giá thịt heo có thể tăng khoảng 78% vào năm 2020 theo dự đoán từ ngân hàng Nomura của Nhật Bản, trên mức tăng gần 40% vào tháng 5/2018.
Giá thịt heo ở Trung Quốc có thể tăng vọt hơn 70% vào năm tới, do các trang trại chăn nuôi bị tàn phá bởi dịch tả heo châu Phi, khiến mức thịt lợn sản xuất ra đã giảm xuống mức thấp trong lịch sử. Các chuyên gia cho biết mức sản xuất chỉ có thể phục hồi vào năm 2021 hoặc muộn hơn.
Trong khi đó, căn bệnh chỉ gây tử vong cho heo nhưng không lây sang người, đã lan ra ngoài Trung Quốc, nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới. Theo các chuyên gia, nó đã tấn công vào Đông Nam Á và các khu vực của châu Âu, nguy cơ dịch bệnh có thể lan rộng, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Điều đó sẽ làm tăng mạnh giá thịt heo, dù Trung Quốc đã trấn an rằng họ kiểm soát được nguồn cung, tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra.
Tại Trung Quốc, giá thịt heo có thể đạt mức cao nhất là 33 CNY/kg (4,90 USD) vào tháng 1/2020, từ mức giá 18,5 CNY/kg vào tháng 2 năm nay, theo dự đoán từ ngân hàng Nomura của Nhật Bản. Đó là mức tăng khủng khiếp lên đến 78% cho một loại hàng hoá thực phẩm.
Trung Quốc đã trải qua ba đợt bùng phát dịch bệnh lớn trước đó, khiến giá thịt heo tăng mạnh. Nhưng lần này, giá có thể được thúc đẩy cao hơn bao giờ hết, ngân hàng Nomura cho biết.
Mặc dù giá thịt heo tăng, người chăn nuôi có thể không tăng thêm số lượng vì lo ngại dịch tả heo châu Phi. Ngân hàng Nomura cũng đề cập đến các yếu tố chính khác để dự đoán, chẳng hạn như giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao, số lượng heo nái giống giảm xuống mức thấp nhất lịch sử
Mavis Hui, giám đốc nghiên cứu cao cấp của DBS Bank tại Hồng Kông, cho biết, với sự sụt giảm nguồn cung thịt lợn ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến toàn cầu, giá heo hơi của Mỹ cũng có thể tăng lên.
Mavis Hui cũng chỉ ra rằng giá heo hơi Trung Quốc hiện đã tăng khoảng 11% so với giá heo hơi của Mỹ. Hợp đồng tương lai heo nạc tháng 6 trên Sàn giao dịch Chicago Mercantile đã tăng hơn 70% kể từ ngày 1/3.
Vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ, thuế quan đã đẩy giá đậu nành tăng cao, loại nguyên liệu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, khiến cho nông dân Trung Quốc tốn nhiều chi phí hơn, theo thông tin từ công ty nghiên cứu TSS Lombard cho biết.
Kể từ khi phát hiện ổ dịch vào tháng 8/2018, dịch tả heo châu Phi hiện đã lan rộng đến mọi tỉnh ở Trung Quốc. Nước này tuần trước cho biết họ đã tiêu hủy hơn 1 triệu con heo trong nỗ lực kiểm soát căn bệnh này.
"Tuy nhiên, con số đó vẫn còn gây tranh cãi khi ước tính rằng có hơn 100 triệu con lợn bị nhiễm bệnh", theo Rory Green, một nhà kinh tế học tại TS Lombard. Việc thiếu dữ liệu đáng tin cậy lần lượt đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của nó đối với giá thịt lợn toàn cầu.
"Câu hỏi quan trọng nhất hiện tại là mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch tả heo châu Phi (ASF) là gì? Và không ai, kể cả Bắc Kinh, biết câu trả lời", ông Green nói.
Chính quyền Trung Quốc đã tích cực hạ thấp mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Trong khi đó, những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ được khuyến khích che dấu các thông tin về dịch bệnh của mình vì lo sợ thiệt hại thương mại. Kết quả là làm cho thị trường thịt lợn Trung Quốc trở nên khó đoán và đầy rủi ro.
Giá các loại thịt khác cũng có thể tăng
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 28% tổng lượng thịt thế giới, trong đó có một nửa nguồn cung thịt heo nhập khẩu từ ngoài nước. Vì vậy khi nguồn cung thịt lợn bị thâm hụt, Rabobank cho rằng các loạit thịt khác sẽ được nhập khẩu mạnh vào Trung Quốc nhằm bỏ sung vị trí của thịt lợn.
Theo các chuyên gia, điều này cũng sẽ khiến giá các loại thịt khác sẽ tăng lên.
TS Lombard's Green cảnh báo: Kích cỡ của đàn bò Trung Quốc thu nhỏ và lượng thịt lợn tiêu thụ tăng lên, khiến cho mức giảm 14% của thịt heo sẽ khiến thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng thâm hụt nguồn cung ngắn hạn trong ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc và tăng tỷ trọng nhập khẩu thịt lợn từ 14,5% lên 22% trong năm nay.
Nguy cơ dịch bệnh lây lan
Ngoài Trung Quốc, căn bệnh này đã lan rộng ở châu Âu và các nơi khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Nhật Bản, Úc và một số khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, thiệt hại sản xuất dự kiến sẽ vượt quá con số 10%, theo Rabobank.
Căn bệnh này cũng đã bùng phát ở Campuchia và có thể thâm nhập sâu hơn hơn vào Đông Nam Á, gây ra nhiều tổn thất, ngân hàng cho biết.
Theo nhà phân tích Ben Santoso của Rabobank, Thái Lan và Philippines nơi có nhiều trang trại chăn nuôi cũng có thể gặp rủi ro cao.
Việt Nam gần với Thái Lan là một điều đáng ngại. Mặc dù không có dấu hiệu nào về dịch tả heo châu Phi được phát hiện ở Thái Lan, nhưng nó được coi là một quốc gia có nguy cơ cao", theo ông Ben Santoso, trong một email gửi tới CNBC.
Các chuyên gia cho biết, khu vực Đông Nam Á dường như không được trang bị đầy đủ các biện pháp để đối phó với dịch bệnh như vậy, các chuyên gia cho biết thêm rằng khu vực này sẽ gặp khó khăn trong việc tái sản xuất đàn heo - gây áp lực lên thị trường thực phẩm toàn cầu.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement