Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá sắt thép Trung Quốc tiếp tục trượt dài

Giá cả hàng hóa

29/04/2023 08:04

Thị trường sắt thép hôm nay 29/4 vẫn ảm đạm ở thị trường trong nước, trong thi thép thanh vằn giao sau trên thị trường Trung Quốc ở mức 3.643 CNY/tấn.

Giá quặng sắt kỳ hạn của Singapore và Đại Liên giảm vào phiên giao dịch vừa qua, do thị trường lo ngại về nhu cầu giảm do sản lượng của một số nhà máy thép Trung Quốc đang thua lỗ kéo dài.

Theo công ty tư vấn Mysteel, một số nhà máy ở tây bắc, bắc và trung Trung Quốc đã tiến hành bảo trì lò cao như một phần trong nỗ lực hạn chế tổn thất.

Giá chuẩn quặng sắt SZZFM3 tháng 6 trên Sàn giao dịch Singapore thấp hơn 0,45% ở mức 100,75 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 25/4 khi nó gần như phá vỡ ngưỡng tâm lý 100 USD/tấn.

Quặng sắt tháng 9 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) giao dịch trong ngày giảm 0,97% xuống 714 CNY (103,12 USD)/tấn, sau khi tăng 1,6% trong một thời gian ngắn vào ngày hôm trước.

"Nhu cầu đã phần nào bị kìm hãm bởi việc bảo trì (lò cao) ở một số nhà máy; nhưng giá (quặng sắt) phục hồi ở một mức độ nào đó trong ngắn hạn là điều bình thường trong bối cảnh hàng tồn kho tương đối thấp (tại các nhà máy)", Huatai Futures cho biết trong một lưu ý.

Các thành phần sản xuất thép khác, than luyện cốc và than cốc lần lượt giảm 3,79% và 2,07%.

Mysteel cho biết trong một báo cáo rằng một số nhà máy ở trung tâm sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc Đường Sơn đã khởi động đề xuất giảm giá thu mua than cốc thêm 100 CNY/tấn vào ngày 27/4, đồng thời cho biết thêm, điều này đánh dấu đợt giảm giá than cốc lần thứ năm trong tháng Tư.

Một nhà phân tích nguyên liệu thô sản xuất thép có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: "Đây vẫn chưa phải là kết thúc và chúng tôi dự đoán giá (than cốc) sẽ giảm thêm vài đợt nữa".

Thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,82% xuống 3.660 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,59%, thép dây giảm 0,25%, trong khi thép không gỉ tăng 0,96%.

Nhà sản xuất thép niêm yết lớn nhất Trung Quốc, Baoshan Iron & Steel Co, hôm 27/4 đã báo cáo lợi nhuận ròng trong quý đầu tiên giảm 50,6% do giá nguyên liệu thô cao và nhu cầu yếu hơn.

Giá sắt thép Trung Quốc tiếp tục trượt dài - Ảnh 1.

Sau 4 đợt tăng liên tiếp kể từ đầu năm 2023, giá thép xây dựng đang dao động ở mức 15,5 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy chủng loại và thương hiệu.

Ngày 7/2, một số doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 300.000 – 410.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn. Với một số doanh nghiệp, đây là đợt tăng giá thép thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023 theo số liệu của Steel Online.

Cụ thể, Công ty thép Hòa Phát tại miền Bắc nâng 310.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá hai sản phẩm này hiện lần lượt ở mức 15,76 triệu đồng/tấn và 15,84 triệu đồng/tấn.

Tương tự khu vực miền Trung, thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 cũng nhích 310.000 đồng/tấn, giá lần lượt ở mức 15,68 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.

Riêng tại miền Nam, Hòa Phát cùng điều chỉnh tăng 410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện, giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15,83 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.

Còn thương hiệu thép Việt Ý tăng 310.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và D10 CB300, lần lượt lên mức 15,71 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.

Với thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 300.000 đồng/tấn, lên mức 15,5 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 nâng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 15,81 triệu đồng/tấn.

Cùng mức tăng 300.000 đồng/tấn, giá thép cuộn CB240 và D10 CB300 của thương hiệu Việt Nhật đang ở mức 15,88 triệu đồng/tấn.

Với thương hiệp Pomina, dòng thép cuộn CB240 nhích 300.000 đồng/tấn, lên mức 16,52 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 16,58 triệu đồng/tấn.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement