Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá một số loại nông sản chủ lực không có nhiều biến động trong phiên đầu tuần

Giá cả hàng hóa

19/12/2022 08:15

Thị trường nông sản hôm nay (19/12) ghi nhận giá cà phê, hồ tiêu xu hướng đi ngang, trong khi đó giá cao su giảm nhẹ.

Giá cà phê robusta được dự báo tăng khi Trung Quốc mở cửa

Giá cà phê trong nước hôm nay 19/12 dao động từ 40.100 – 40.900 đồng/kg

Tại tỉnh Lâm Đồng: 40.100 – 40.200 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Kon Tum: 40.700 – 40.800 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Nông và Gia Lai: 40.800 – 40.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta trên sàn giao dịch London (Anh) ở phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa ngày 19/12 đối với kỳ hạn giao hàng tháng 01/2023 đạt 1.933 USD/tấn. Cà phê giao tháng 03/2023 khớp giá 1.866 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 05/2023 có giá 1.836 USD/tấn và giao cà phê tháng 07/2023 là 1.821 USD/tấn.

Đối với cà phê Arabica trên sàn New York (Mỹ), ở phiên giao dịch gần nhất trước thời điểm mở cửa, giá cà phê đạt 164,4 cent/lb cho kỳ hạn giao hàng tháng 03/2023. Các kỳ hạn giao hàng còn lại lần lượt khớp giá như sau: tháng 5/2023 đạt 164,6 cent/lb, tháng 07/2023 đạt 164,65 cent/lb và giao tháng 09/2023 là 164,4 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần ít biến động - Ảnh 1.

Giá cà phê robusta loại 2 (tỷ lệ đen vỡ 5%) giao tại cảng ở TP.HCM vào đầu tháng 12, có giá là 1.898 USD/tấn, giảm 19 USD/tấn (tương đương mức giảm 1,0%) so với ngày 28/11/2022.

Dự báo giá cà phê robusta sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 đang tác động tích cực lên giá cà phê thế giới.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng Hiệp ước hạn chế các sản phẩm có xuất xứ từ nguồn gốc phá rừng khiến lo ngại nguồn cung cà phê cho thị trường bị hạn chế.

Tính đến hết tháng 11/2022, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1,58 triệu tấn với kim ngạch hơn 3,63 tỷ USD, tăng 13,4% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau 11 tháng đã vượt 556 triệu USD so với 3,07 tỷ USD của năm 2021 và tiến gần mức kỷ lục 4 tỷ USD mà ngành cà phê hướng đến trong năm nay.

Giá tiêu trong nước đi ngang

Giá tiêu trong nước hôm nay 19/12 tiếp tục xu hướng đi ngang.

 Cụ thể, tại Gia Lai giá tiêu đang được các thương lái thu mua ở mức 57.500 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu là 60.000 đồng/kg. Tại Đắk Lắk, Đắk Nông giao dịch ở mức 58.500 đồng/kg. 

Tại Đồng Nai, Bình Phước là 59.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.795 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giảm mạnh 5%, xuống 2.500 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok ở mức 5.922 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Tại Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu đã điều chỉnh giảm trung bình 50 USD/tấn. Cụ thể, giá tiêu đen giao dịch ở 3.050 - 3.150 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng giữ ở mức 4.550 USD/tấn.

Thị trường nông sản đầu tuần ít biến động - Ảnh 2.

IPC tiếp tục điều chỉnh giá tiêu xuất khẩu tại Việt Nam. Cụ thể, giá tiêu đen giao dịch ở 3.050 - 3.150 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l, giảm trung bình 50 USD/tấn mỗi loại; giá tiêu trắng giữ ở mức 4.550 USD/tấn. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp tổ chức này hạ giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam, được cho là kết quả đã được báo trước trong tình cảnh giá tiêu nội địa liên tục giảm hiện nay.

IPC cũng cho biết, thị trường tuần này tiếp tục cho thấy phản ứng trái chiều khi chỉ có giá nội địa Sri Lanka được báo cáo tăng. Sau khi được báo cáo có xu hướng tăng trong 2 tuần qua, giá hạt tiêu Ấn Độ đã phản ứng tiêu cực trong tuần này, do sự suy yếu của đồng Rupee Ấn Độ so với USD.

Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước thị trường trái chiều, với giá tiêu nội địa Sri Lanka và giá tiêu đen xuất khẩu Malaysia ghi nhân sự sụt giảm.

Những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu tiêu có sự thay đổi theo hướng tích cực khi nhiều thị trường tăng nhập. Đáng chú ý nhất là thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công bố, 17 ngày đầu tháng 11 năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 9.164 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,6 triệu USD. Đáng chú ý nhập khẩu Trung Quốc 17 ngày đầu tháng 11 đạt 2.268 tấn, chiếm 24,7% tổng lượng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 220.000 tấn, chiếm 55% tổng sản lượng hồ tiêu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành hồ tiêu của cả nước nói chung và của Đắk Lắk nói riêng còn nhiều thách thức.

Đó là, sự biến đổi khó lường của khí hậu và vấn đề sâu bệnh; quy định ngày càng nghiêm ngặt của các thị trường quan trọng cũng dẫn đến các rào cản thương mại…Do đó, để các sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam nói chung, Đắk Lắk nói riêng khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới một cách bền vững, ngành hồ tiêu cần tăng khả năng hợp chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là về các khía cạnh như dư lượng hóa chất, các tiêu chí sản xuất bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.

Giá cao su biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay 19/12 tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom) kỳ hạn giao tháng 12/2022 ghi nhận mức 210,5 JPY/kg, giảm 0,7 JPY/kg. Kỳ hạn tháng 2/2023 giảm 0,18%; kỳ hạn tháng 1/2023; kỳ hạn tháng 3/2023; kỳ hạn tháng 4/2023 tăng nhẹ ở mức dưới 1%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 ở mức 13.100 CNY/tấn, giảm 90 CNY/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm trở lại ở kỳ hạn tháng 3/2023; kỳ hạn cao su tháng 4/2023, tháng 5/2023, tháng 6/2023 ở mức trên dưới 1%.

Thị trường nông sản đầu tuần ít biến động - Ảnh 3.

Cao su kỳ hạn được giao dịch quanh mức 137 USD cent/Kg, cao nhất kể từ ngày 9 tháng 10, với triển vọng nhu cầu phục hồi tại nước tiêu dùng hàng đầu Trung Quốc khi nhiều thành phố nới lỏng các hạn chế COVID-19 đã hạn chế hoạt động công nghiệp và tiêu dùng.

Từ đầu tháng 12/2022 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước ổn định sp với cuối tháng 11/2022. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức 262-272 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 11/2022. 

Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ở mức 271- 275 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng trước. Tại Gia Lai, mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, ổn định so với cuối tháng 11/2022.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 252,59 nghìn tấn cao su, trị giá 342,9 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 9,4% về trị giá so với tháng 10/2022; So với tháng 11/2021 tăng 19,5% về lượng, nhưng giảm 4,2% về trị giá. Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Về giá xuất khẩu tháng 11/2022, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.358 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 10/2022 và giảm 18,2% so với tháng 11/2021.

Tháng 11/2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 82,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 208,19 nghìn tấn, trị giá 276,41 triệu USD, tăng 17,1% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với tháng 10/2022; So với tháng 11/2021 tăng 30,6% về lượng và tăng 3,5% về trị giá. 

Giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong tháng 11/2022 ở mức 1.328 USD/tấn, giảm 2,4% so với tháng 10/2022 và giảm 18,6% so với tháng 11/2021. Lũy kế 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,37 triệu tấn cao su, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt như: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia… tiếp tục tăng với tháng 11/2021. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ý, thị trường Đài Loan, Indonesia... lại giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, đồng USD tăng giá mạnh, giá cao su liên tục giảm. Trong khi đó, sự cạnh tranh về giá giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng lên. Mặt khác, cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường lớn khác như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement