22/04/2024 10:56
Giá gas hôm nay 22/4: Tăng nhẹ
Giá gas hôm nay 22/4 tăng 0,35%, giao dịch ở mức 1,99 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 6/2024.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ có mức tăng 1,8% hàng tuần, do dòng nguyên liệu đến các nhà máy xuất khẩu LNG tăng đột biến. Lượng khí đốt tự nhiên đi vào bảy cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ, bao gồm Freeport, đã tăng khoảng 17% vào thứ Năm và dữ liệu sơ bộ cho thấy mức tăng thêm lên 11 bcf/ngày vào thứ Sáu, tăng từ mức thấp nhất trong 15 tháng là 9,2 bcf/ngày vào ngày thứ Sáu.
Ngoài ra, sản lượng khí đốt của Mỹ đã giảm khoảng 10% trong năm nay do các công ty như EQT và Chesapeake Energy trì hoãn việc hoàn thành giếng và cắt giảm hoạt động khoan.
Trong khi đó, báo cáo EIA mới nhất cho thấy các cơ sở tiện ích của Mỹ đã bơm 50 tỷ feet khối (bcf) khí đốt vào kho lưu trữ vào tuần trước, đẩy tồn kho khí đốt lên cao hơn 36,4% so với mức trung bình theo mùa. Các nhà khí tượng học dự báo thời tiết sẽ bình thường cho đến ngày 26/4, sau đó là nhiệt độ trên mức trung bình từ ngày 27/4 đến ngày 4/5.
Giá khí giao ngay tăng cao hơn từ tuần trước do lo ngại xung đột đang diễn ra ở Trung Đông, nguồn cung khí đốt sụt giảm tại các nhà máy LNG của Mỹ, ngưng hoạt động của Na Uy và việc Ai Cập quay trở lại chế độ nhập khẩu. Thậm chí, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã đạt mức cao nhất trong 3 tháng qua.
Tại châu Âu, dự báo thời tiết mát mẻ hơn trong thời gian còn lại của tháng 4, đồng nghĩa sẽ có sự gia tăng ngắn hạn nhu cầu sưởi ấm vào giữa hoặc cuối tháng 4.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích dự báo tồn kho hiện cao hơn khoảng 35% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.
Các quan chức EU đã kêu gọi các công ty châu Âu tránh mua LNG của Nga khi mức dự trữ khí đốt đang ở mức kỷ lục và giá đã giảm so với mức đỉnh sau chiến sự.
Nhìn chung, nhập khẩu khí đốt của châu Âu từ Nga đã giảm khoảng 2/3 so với mức trước chiến sự, ngay cả khi nguồn cung đã chuyển từ đường ống sang LNG.
Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho khối sau Mỹ, chiếm 16% tổng lượng nhập khẩu vào năm ngoái. Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler, 15,5 triệu tấn LNG của Nga được các quốc gia EU mua vào năm ngoái, cao hơn gần 40% so với tổng lượng vào năm 2021.
Cơ quan quản lý năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng khối vẫn cần nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Nga để tránh cú sốc năng lượng, ngay cả khi một nhóm quốc gia thành viên tìm cách cấm mua nhiên liệu từ Moscow.
Acer - cơ quan giám sát năng lượng của EU cho biết những nỗ lực nhằm hạn chế khối lượng nhập khẩu LNG kỷ lục từ Nga của châu Âu "cần được tiếp cận một cách thận trọng" vì nguồn cung khí đốt qua đường ống từ nước này sẽ giảm vào cuối năm nay.
Tại thị trường trong nước, các thương hiệu City Petro, Vimexco và Vina Pacific Petro, Onic Petro, City Petro, Saigon Petro, Petrovietnam loại bình 6kg giá 267.500 đồng/bình; bình 12kg khoảng 476.000 đồng/bình; bình 45kg có giá 1.785.000 đồng/bình; bình 50kg giá 1.981.500 đồng/bình.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp