Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giá gas tăng nhẹ ngày đầu năm 2024

Giá cả hàng hóa

31/12/2023 17:45

Giá gas bán lẻ trong nước sẽ tăng thêm 458 đồng/kg so với tháng 12/2023 khi bước sang đầu năm 2024.

Theo thông tin từ Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP.HCM (Saigon Petro), từ ngày mai (1/1/2024), giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng 458 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương tăng 5.500 đồng mỗi bình 12 kg. Với mức tăng này, giá mỗi bình gas 12 kg sẽ lên mức 436.000 đồng.

Sự điều chỉnh này do giá cơ bản của gas nhập khẩu (CP) trong tháng 1/2024 tăng 10 USD/tấn so với tháng 12/2023, lên 625 USD/tấn. Đồng thời, giá Premium mua hàng năm 2024 tăng và tỷ giá USD giảm, ảnh hưởng đến giá gas bán lẻ nội địa.

Như vậy tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 7 lần tăng (vào tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11, tháng 12).

Trên thị trường thế giới, giá gas có xu hướng giảm. Giao dịch gần nhất (30/12) giảm 2,49% xuống mức 2,49 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên kỳ hạn tháng 2/2024.

Giá khí đốt tự nhiên đã giảm do dự báo thời tiết ôn hòa cho đến tháng 2/2024, làm giảm nhu cầu sử dụng khí đốt để sưởi ấm.

Theo báo cáo thị trường khí đốt từ các nhà phân tích Bjarne Schieldrop và Ole Hvalbye tại cơ quan nghiên cứu hàng hóa SEB, thị trường đã thích ứng "ấn tượng" với tình hình, và thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng đã được vượt qua.

Theo nghiên cứu của Moody's công bố trong tháng 12, Liên minh châu Âu (EU) hiện có trữ lượng khí đốt cao kỷ lục, đạt khoảng 97,5% vào cuối tháng 11/2023. Điều này giảm nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa đông, tạo điều kiện thuận lợi cho mùa đông tiếp theo.

Báo cáo của Moody's cũng nhấn mạnh sự cải thiện của châu Âu về trữ lượng năng lượng trong mùa đông này, nhờ vào các biện pháp của chính phủ và tiết kiệm năng lượng từ cả hộ gia đình và doanh nghiệp.

Tính đến nay, tình trạng thiếu hụt khí đốt trong mùa đông ở châu Âu không xảy ra năm thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với giá cao hơn đáng kể so với trước đây.

Na Uy, là nhà cung cấp khoảng 60% lượng khí đốt của Đức, đã thay thế lượng cung cấp từ Nga thông qua thỏa thuận với Đức. Berlin cũng đã ký kết các thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Thỏa thuận giữa Sefe (Đức) và Equinor (Na Uy) trị giá 50 tỷ Euro, cung cấp 1/3 lượng khí đốt công nghiệp cần thiết cho Đức, đã được công bố tuần trước, củng cố vị thế của Na Uy như là nhà cung cấp chính cho Đức. Điều này diễn ra sau khi Gazprom của Nga tạm ngừng giao hàng trực tiếp qua đường ống Nord Stream từ Nga đến Đức vào năm 2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement